Mục tiêu trên được đặt ra trong dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội XII của Đảng và Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.
Financial Times: Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ giảm phát
- Cập nhật : 27/09/2015
(Kinh te vi mo)
Tờ Financial Times của Anh nhận định, kinh tế Việt Nam đang ngấp nghé bờ vực giảm phát khi chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm...
Tờ Financial Times của Anh nhận định, kể từ khi thu thập số liệu, lần đầu tiên tăng trưởng giá cả tại Việt Nam ở mức âm. Điều này đồng nghĩa với việc kinh tế Việt Nam đang ngấp nghé bờ vực giảm phát, tương tự như các nền kinh tế lớn như Anh, Nhật Bản.
Ông Dominic Rossi - Giám đốc đầu tư của công ty Fidelity Worldwide Investment, cho rằng xu hướng này là một “làn sóng giảm phát thứ ba”, phản ảnh tổng cầu yếu, giá cả hàng hóa thấp và chi phí sản xuất giảm.
Financial Times dẫn số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước đã giảm 0,21% trong tháng 9. Tính chung 9 tháng đầu năm, CPI đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua. Đây cũng là lần đầu tiên trong 10 năm, chỉ số giá tháng 9 của Việt Nam đạt mức tăng trưởng âm.
“Con số này ghi nhận một bước ngoặt lớn đối với Việt Nam, một quốc gia từng lao đao với tình trạng giá cả tăng vượt kiểm soát, đỉnh điểm là tỷ lệ lạm phát 774% trong năm 1988” - Financial Times nhận xét.
Trong 2 năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện khá tốt việc kiểm soát lạm phát khi lạm phát chỉ ở con số 6% mỗi năm. 4 năm trước, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam là 22%.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu lạm phát 5% cho cả năm 2015; nhưng đến tháng 9, lạm phát mới đạt 0,4% (tức là lạm phát tăng quá thấp và vẫn tăng dưới 1%).
Trước đó, hồi tháng 5, khi lạm phát mới tăng khoảng 1%, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, con số 5% vẫn là mục tiêu. Tuy nhiên, rõ ràng năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang yếu đi.
Theo giỏ thống kê chỉ số giá tiêu dùng châu Á của Bloomberg, chỉ số chung của cả khu vực dao động quanh mốc 2% trong quý II, bằng một nửa tỷ lệ của đầu năm 2012 và bằng 1/3 so với tỷ lệ năm 2011.
Sau khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ hồi đầu tháng 8, Việt Nam phản ứng bằng cách nới rộng biên độ giao dịch của tiền Đồng từ 1 lên 3% nhằm giảm giá tiền Đồng và hỗ trợ xuất khẩu. Từ đó tới nay, tiền Đồng đã giảm giá 3% xuống còn 22.486VND/USD.
Ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê cho biết, động thái này có thể đóng góp khoảng 0,7% vào mức tăng CPI.
Theo nhận định của Tổng cục thống kê, lạm phát thấp ở Việt Nam không phải do tổng cầu suy giảm mà do các yếu tố chi phí đẩy. Đó là giá hàng hóa năng lượng và thực phẩm giảm, biến động của lạm phát chung phụ thuộc vào diễn biến giá các mặt hàng năng lượng, lương thực, thực phẩm, các mặt hàng Nhà nước quản lý chứ không xuất phát từ lạm phát cơ bản.
Thứ nhất, giá xăng được điều chỉnh giảm 2 lần vào ngày 19/8 và ngày 3/9 đã góp phần làm cho chỉ số giá nhóm giao thông giảm 3,17% và “kéo” CPI giảm khoảng 0,28%.
Thứ hai, từ ngày 1/9/2015 giá gas trong nước điều chỉnh giảm 12.000 đồng/bình. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp giá gas liên tục giảm với tổng mức giảm là 37.500 đồng/bình.
“Việt Nam nên đặt mục tiêu lạm phát từ 5-8% là phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng” – ông Lâm nhấn mạnh.