tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 30-09-2018

  • Cập nhật : 30/09/2018

Saudi Arabia điều chỉnh sản lượng dầu trong ngắn hạn, lo sợ nguồn cung thêm từ Mỹ

Saudi Arabia sẽ lặng lẽ bổ sung thêm dầu vào thị trường trong vài tháng tới để bù cho sự sụt giảm sản lượng của Iran, nhưng lo lắng họ có thể cần hạn chế sản lượng trong năm tới để cân bằng cung cầu toàn cầu do Mỹ bơm thêm dầu thô.

Saudi Arabia, nhà sản xuất hàng đầu của OPEC, đã chịu áp lực mới trong tuần trước từ Tổng thống Donald Trump để giảm giá dầu trước cuộc họp tại Algeria giữa các Bộ trưởng OPEC và các đồng minh của họ gồm Nga.

Hai nguồn tin thân cận với OPEC cho biết Saudi Arabia và các nhà sản xuất khác đã bàn luận khả năng OPEC và các đồng minh ngoài OPEC nâng sản lượng khoảng 500.000 thùng/ngày.

Nhưng Riyadh đã quyết định chống lại sự gia tăng chính thức hiện nay do họ nhận thấy sẽ không đảm bảo sự đồng ý từ tất cả các nhà sản xuất trong cuộc đàm phán, một số họ thiếu công suất dự phòng và sẽ không thể tăng sản lượng một cách nhanh chóng. Một động thái như vậy có thể gây bất ổn cho mối quan hệ giữa các nhà sản xuất, mà Saudi Arabia muốn duy trì sự thống nhất giữa liên minh OPEC+ trong trường hợp Riyadh muốn thay đổi đường hướng trong tương lai và tìm kiếm sự hợp tác về cắt giảm sản lượng.

Một nguồn tin cho biết “chỉ còn 2 tháng kết thúc năm nay, vì thế tại sao lại tạo ra căng thẳng hiện nay giữa Saudi Arabia, Iran và Nga”.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih cho biết ông lo ngại rằng sản lượng dầu tăng, chủ yếu từ Mỹ, có thể vượt sự gia tăng dự kiến trong nhu cầu dầu và kết quả dẫn tới tồn kho toàn cầu tăng lên.

Nguồn tin thứ hai cho biết “có nhiều mối đe dọa về nhu cầu hơn trong năm tới so với sự đe dọa nguồn cung”.

Giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014 trên ngưỡng 80 USD/thùng trong tuần này do lo sợ sự sụt giảm sâu trong xuất khẩu dầu mỏ của Iran vì các lệnh trừng phạt mới của Mỹ sẽ làm tăng thiếu hụt dầu mỏ, cùng với sự sụt giảm sản lượng ở Venezuela.

Lo sợ dư thừa?

Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của OPEC phát hành cuối tuần này dự báo rằng các đối thủ ngoài OPEC dẫn đầu là Mỹ sẽ tăng sản lượng 2,4 triệu thùng/ngày trong năm 2019 trong khi nhu cầu toàn cầu sẽ tăng chỉ 1,5 triệu thùng/ngày. Điều đó cho thể tạo ra sự dư thửa dầu thô lớn trong năm tới, đặc biệt nếu đồng USD mạnh lên và các nền kinh tế mới nổi suy yếu làm giảm nhu cầu dầu mỏ.

Tuy nhiên, tình trạng không rõ ràng là Iran sẽ bị buộc giảm sản lượng bao nhiêu trong năm tới khi các khách hàng tại châu Âu và châu Á rời khỏi thị trường dầu mỏ Iran để đối phó với các lệnh cấm vận của Mỹ.

Các báo cáo của OPEC cho thấy nguồn cung của Iran đã giảm khoảng 300.000 thùng/ngày trong những tuần gần đây, mặc dù Iran khăng khăng họ vẫn ổn định ở mức 3,8 triệu thùng/ngày.

Một số nguồn tin cho biết vương quốc Saudi Arabia sẽ nâng sản lượng khoảng 200.000 - 300.000 thùng/ngày trong tháng 9 và tháng 10/2018 vượt mức 10,4 triệu thùng họ đã sản xuất trong tháng 8/2018, để đáp ứng như cầu của khách hàng, chủ yếu tại châu Á.

Công ty dầu nhà nước Saudi Aramco có kế hoạch bổ sung công suất sản xuất dầu thô mới khoảng 550.000 thùng/ngày trong quý 4/2018 từ các mỏ Khurais và Manifa, cho phép họ linh hoạt nâng sản lượng nếu cần thiết.

Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, là nhà sản xuất lớn duy nhất với công suất dự phòng đủ để nâng sản lượng nhanh chóng, cân bằng cung và cầu. Vương quốc này hành động hiệu quả như ngân hàng trung ương của thị trường dầu mỏ, suy nghĩ và hành động của họ với nguồn cung được các thương gia theo dõi chặt chẽ.

Hiện nay, Riyadh đang thu thập số liệu và chưa quyết định hướng hành động chính xác của họ trong năm tới. Nếu nguồn cung của Iran trở lại thắt chặt hơn so với dự kiến và giá tăng tiếp, sự gia tăng sản lượng chính thức từ OPEC và các đồng minh trong năm tới là có thể và sẽ được bàn tại cuộc họp tới vào ngày 6 - 7/12/2018.

Chính xác, khối lượng bổ sung và lịch trình cho bất kỳ sự gia tăng nào sẽ phụ thuộc vào sự tuân thủ theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện nay của các nhà sản xuất trong những tháng tới và triển vọng của thị trường trong năm 2019.(VITIC)
---------------------

Xuất khẩu lâm sản cả năm ước đạt 9 tỷ USD

Giá trị xuất siêu lâm sản chính 9 tháng ước đạt 4,97 tỷ USD, riêng giá trị xuất siêu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,64 tỷ USD. Ước tính xuất khẩu lâm sản cả năm đạt 9 tỷ USD.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu lâm sản chính 9 tháng năm 2018 ước đạt 6,64 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 23% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

Giá trị xuất siêu lâm sản chính 9 tháng ước đạt 4,97 tỷ USD, riêng giá trị xuất siêu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,64 tỷ USD. Ước tính xuất khẩu lâm sản cả năm đạt 9 tỷ USD.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là 5 thị trường chính của nước ta, đạt 5,17 tỷ USD, chiếm khoảng 86,72 % kim ngạch xuất khẩu lâm sản. Các thị trường chính vẫn duy trì mức tăng trưởng khá. Cụ thể, Hoa Kỳ 15,5%; Trung Quốc 6,5%, Nhật Bản 10%, Hàn Quốc 52%, EU 5%.

Tổng cục Lâm nghiệp cũng cho biết, đến nay cả nước đã trồng 161.207 ha, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2017 (tính cả chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng thay thế), bằng 75,1% so với kế hoạch.

Trồng cây phân tán đạt 43,7 triệu cây, tương đương 74% kế hoạch năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2017. Chăm sóc rừng trồng 421.846 ha (79.918 ha rừng phòng hộ, đặc dụng và 341.928 ha rừng sản xuất), đạt 83,8% kế hoạch năm, bằng 93,7 % so với cùng kỳ năm 2017.

Khoán bảo vệ rừng 5.696.700 ha; trong đó, từ ngân sách Trung ương 1.535.100 ha (ứng trước vốn); ngân sách của các địa phương 176.000 ha; dịch vụ môi trường rừng 1.662.900 ha; vốn ODA 44.300 ha; nguồn khác 1.119.100 ha (chủ rừng tự bảo vệ, chưa có kinh phí hỗ trợ).

Đến 20/9, cả nước đã thu được 1.798 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 77,2% kế hoạch năm 2018 và tăng 76% so với cùng kỳ năm 2017 (tăng 781 tỷ đồng).(TTXVN)
--------------------------

9 tháng, doanh nghiệp thành lập mới “bơm” thêm cho nền kinh tế trên 963 nghìn tỷ đồng

Theo số liệu Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố về tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2018, tính chung 9 tháng, cả nước có 96.611 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký trên 963 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% về số DN và tăng 6,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.

tong so dn dang ky thanh lap moi va dn quay tro lai hoat dong trong 9 thang nam nay len hon 119.5 nghin doanh nghiep. nguon: internet

Tổng số DN đăng ký thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động trong 9 tháng năm nay lên hơn 119.5 nghìn doanh nghiệp. Nguồn: Internet

Vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới đạt 10 tỷ đồng, tăng 3,8%. Nếu tính cả 1.881,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các DN thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 9 tháng năm 2018 là 2.845,3 nghìn tỷ đồng.

Trong 9 tháng đã có 22.897 DN quay trở lại hoạt động, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2017, nâng tổng số DN đăng ký thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động trong 9 tháng năm nay lên hơn 119.5 nghìn doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, số DN tạm ngừng hoạt động trong 9 tháng năm 2018 là 73.103 DN, tăng 48,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 23.053 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 24,6% và 50.050 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 62,3%.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, số DN hoàn tất thủ tục giải thể trong 9 tháng năm 2018 là 11.536 DN, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 10.591 DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, chiếm 91,8% và tăng 32%.

Mục tiêu được Chính phủ đặt ra là tới năm 2020, cả nước phấn đấu đạt 1 triệu DN. Số lượng DN tăng thêm để đạt mục tiêu này chủ yếu từ nguồn thành lập mới và khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể có điều kiện chuyển đăng ký sang mô hình DN.

Mục tiêu này cũng có nghĩa rằng, từ nay đến năm 2020, bình quân mỗi năm phải có trên 130.000 DN được thành lập mới và không có DN phá sản, giải thể.

Hiện nay, bình quân Việt Nam có 120.000 DN thành lập mới mỗi năm, với tốc độ này để đạt mục tiêu 1 triệu DN vào năm 2020 cần có nhiều nỗ lực hơn nữa của Chính phủ và các các bộ, ngành trong cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, mục tiêu 1 triệu DN có thể đạt được nếu có giải pháp đầy đủ khuyến khích, hỗ trợ DN mới khởi nghiệp thành công. Để làm được điều đó, giải pháp cơ bản là phải đáp ứng là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, có môi trường kinh doanh bền vững. Đồng thời, phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh cho DN.

Ngoài ra, bên cạnh việc thành lập và đưa vào hoạt động hiệu quả các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và quỹ hỗ trợ DN nhỏ và vừa, cần có cơ chế khuyến khích phát triển các mô hình tư nhân về quỹ khởi nghiệpnhư các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư thiên thần, quỹ huy động vốn từ cộng đồng.(TCTC)

Trở về

Bài cùng chuyên mục