Dưới đây là top 5 ô tô có khả năng giảm mạnh khi thuế nhập khẩu về 0% vào năm 2018; gợi ý cho những ai đang muốn mua ô tô.
Lược sử xe hơi Made in Vietnam
- Cập nhật : 05/09/2017
Lịch sử hình thành ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam có từ khá sớm, nhưng con đường của chiếc xe Made in Vietnam ngoằn ngoèo và không bằng phẳng.
Gần 60 năm trước, một dòng xe phiên bản Việt đã được lắp ráp ở miền Bắc Việt Nam. Chiếc xe bốn chỗ hiệu Chiến Thắng lăn bánh vào tháng 12-1958.
Xe được các kỹ sư, công nhân Việt Nam ở Nhà máy Chiến Thắng (phía Bắc) phát triển từ mẫu xe Fregate chạy xăng của Pháp trên tinh thần nội địa hóa tối đa.
Chiếc La Dalat giá rẻ do người Việt lắp ráp theo tiêu chuẩn của Hãng Citroen (Pháp) cũng từng xuất hiện trên thị trường miền Nam từ năm 1970.
La Dalat có đến 4 dòng xe, trung bình mỗi năm bán được 1.000 chiếc từ năm 1970 đến 1975, tỉ lệ nội địa hóa đã tăng từ 25% đến 40% vào năm 1975.
Ngay từ năm 1991, hai doanh nghiệp ôtô có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập là Xí nghiệp liên doanh ôtô Hòa Bình và Công ty liên doanh Mekong Auto, Việt Nam lúc đó vẫn đang bị Mỹ cấm vận.
Vào tháng 8-1995, 3 ông lớn trong ngành ôtô thế giới đăng ký vào Việt Nam cùng nhận được giấy phép đầu tư thành lập liên doanh ôtô tại Việt Nam trong 1 ngày là Toyota, Ford và Chysler.
Ngành ôtô VN cũng đã chứng kiến sự có mặt của khoảng 16 doanh nghiệp ôtô có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có nhiều tên tuổi như Toyota, Ford, Honda, Mitsubishi, Mercedes-Benz...
Năm 2004, hai doanh nghiệp Việt Nam là Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco) và Công ty cổ phần ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) đã được Thủ tướng cho phép sản xuất, lắp ráp ôtô các loại.
Thaco đã đầu tư lớn với tổ hợp ôtô tại Chu Lai, Quảng Nam và chọn cách hợp tác với các thương hiệu quốc tế chưa có cơ sở sản xuất tại Việt Nam và khu vực ASEAN để sản xuất xe du lịch.
Triết lý của công ty này là: phải có thị trường tiêu thụ, sau đó mới quay lại đầu tư sản xuất từ các chi tiết đơn giản đến phức tạp, từng bước thâm nhập chuỗi sản xuất của các thương hiệu quốc tế...
Đến nay, Thaco phát triển tốt, có thời điểm thị phần của hãng này đã vượt Toyota.
Xe Vinaxuki của ông Bùi Ngọc Huyên gặp khó khăn, đến nay nhà máy vẫn đóng cửa... Ông Huyên cho hay Bộ Công thương đề nghị hỗ trợ rất nhiều, nào là giảm thuế, hỗ trợ vốn với lãi suất bằng 0%... Nhưng sang Bộ Tài chính gần như bị "tắc" hết.
3 mẫu xe du lịch mang thương hiệu Việt của Xuân Kiên từng có tỉ lệ nội địa hóa 60-65%.
"Việt Nam không phải không làm được ôtô, không tham gia được vào chuỗi sản xuất ôtô toàn cầu, vấn đề là chính sách như thế nào thôi", ông Huyên nói.
T.H. - L.Nam
Theo Tuoitre.vn