Trong bối cảnh các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam, mới đây Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam (AVR) đã đề xuất Chính phủ thành lập một tập đoàn bán lẻ trên cơ sở “bắt tay” của bốn đại gia hàng đầu trong các nhà bán lẻ hiện nay. Đó là Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op), Tập đoàn Phú Thái (PhuThai Group), Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) và Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro).
Từ 01/08, Hà Nội sẽ tăng viện phí với người không có thẻ bảo hiểm y tế
- Cập nhật : 13/07/2017
Từ 1/8 tới đây các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc quản lý của TP. Hà Nội sẽ điều chỉnh giá với 10 loại dịch vụ khám, chữa bệnh và trên 1.900 loại vật tư, thiết bị y tế.
17,6% người chưa tham gia BHYT không phải là con số quá cao nên việc tăng giá dịch vụ y tế có thể kiểm soát được. Nguồn: Internet
Theo thống kê, tại Hà Nội có 82,4% dân số đã có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bao gồm người già, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo và cận nghèo, chính sách xã hội.
Số còn lại là 17,6% dân số có mức sống ổn định nhưng chưa tham gia BHYT sẽ là đối tượng chịu tác động của việc điều chỉnh giá viện phí lần này. Tuy nhiên, do đây không phải là con số quá cao nên việc tăng giá dịch vụ y tế có thể kiểm soát được, không ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng của toàn thành phố cũng như không tạo nên sự biến động quá lớn về thị trường giá cả.
Cũng theo tờ trình của UBND TP. Hà Nội, việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chỉ tác động đến các đối tượng chưa tham gia BHYT, cơ bản không làm ảnh hưởng nhiều đến trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, người thuộc hộ cận nghèo vì các đối tượng này đã được Nhà nước mua hoặc hỗ trợ mua thẻ BHYT.
Đồng thời, việc điều chỉnh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhằm mục đích hướng tới sự bình đẳng về giá, không phân biệt giá giữa khám bệnh, chữa bệnh của người không có thẻ BHYT và người có thẻ BHYT trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việc áp dụng mức giá mới này tiến tới đảm bảo lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công đến năm 2018 tính đủ chỉ phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý; đến năm 2020 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý khám chữa bệnh thống nhất một danh mục, một giá. Mặt khác, việc tăng giá lần này cũng phần nào tác động đến ý thức tham gia BHYT của người dân, thúc đẩy người dân mua BHYT, tăng độ bao phủ và tiến tới BHYT toàn dân.
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước do TP. Hà Nội quản lý. Đồng thời, giao Ủy ban Nhân dân Thành phố thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung giá một số dịch vụ y tế đối với các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố từ ngày 01/08/2017.
Theo Tapchitaichinh.vn