Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã giới thiệu giống bò Wagyu (Nhật Bản) cho người chăn nuôi và tiến tới xây dựng và phát triển thương hiệu “thịt bò Kobe Hà Nội”.
Người tiêu dùng Việt quan tâm yếu tố môi trường, thương hiệu khi mua hàng
- Cập nhật : 27/04/2017
Người tiêu dùng Việt có tinh thần hướng đến xã hội và phát triển bền vững cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Theo một báo cáo về phát triển bền vững của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, người tiêu dùng Việt có tinh thần hướng đến xã hội và sự phát triển bền vững cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Theo đó, có đến 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sản phẩm/dịch vụ từ các công ty có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường, cao hơn tỉ lệ 76% tại khu vực Đông Nam Á.
Theo ông Rakesh Dayal, Giám đốc bộ phận nghiên cứu khách hàng của Nielsen Việt Nam, do một số tác động tiêu cực từ thời tiết bất lợi và sự ô nhiễm, người tiêu dùng quan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội hơn. Người tiêu dùng muốn trở thành công dân có trách nhiệm, và họ mong muốn điều tương tự ở các doanh nghiệp.
“Những công ty nổi tiếng về cam kết bền vững sẽ có một lợi thế vượt bậc so với các công ty khác, xét về mặt thu hút nhân tài, đầu tư, các đối tác cộng đồng và trên hết là người tiêu dùng”, ông Dayal nhận định.
Nielsen chi ra rằng các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng bao gồm: mối quan tâm về sức khỏe và chất lượng, niềm tin vào nhãn hiệu, và yếu tố môi trường.
Theo đó, những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng ở Việt Nam là các sản phẩm chất lượng cao (79%), sản phẩm được biết như các sản phẩm tốt cho sức khỏe và lợi ích cho cơ thể (77%) và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tươi sống và/hoặc các thành phần hữu cơ (77%).
Ngoài ra, niềm tin vào thương hiệu cũng tác động đến quyết định mua hàng khi 75% người tiêu dùng Việt cho rằng họ sẽ mua sản phẩm từ thương hiệu mà họ tin tưởng.
Khi nói đến mục đích mua hàng thì sự cam kết có trách nhiệm với môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của 62% người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, các cam kết trách nhiệm với các giá trị xã hội khác (61%) và cộng đồng nơi người tiêu dùng đang sống (62%) cũng là các yếu tố quan trọng.
Báo cáo chỉ ra rằng các cam kết với trách nhiệm xã hội, môi trường đang có phần vượt trội hơn so với các yếu tố truyền thống khác đối với đại đa số người tiêu dùng. Do đó, các mặt hàng tiêu dùng cần phải có những chính sách thích hợp nếu không muốn bị tụt hậu so với thị trường.
TUẤN MINH
Theo Bizlive.vn