Việt Nam là số ít quốc gia khai thác nguồn lợi từ yến. Ngoài khai thác tổ yến tự nhiên ở các đảo, Việt Nam còn tổ chức nuôi yến. Cả nước hiện có 36 tỉnh, thành nuôi yến với khoảng 5.000 nhà yến, tổng đàn ước khoảng 6 triệu con.
Gối Yokushi Trung Quốc đội lốt Nhật ngày càng trắng trợn, thách thức
- Cập nhật : 20/06/2016
Thời gian vừa qua, Báo Giao thông đã có loạt bài phản ánh việc gối Yokushi (Công ty TNHH đầu tư & thương mại Nguyễn Gia Phát nhập khẩu) mập mờ nguồn gốc nhưng bán cho khách hàng với giá trên trời khiến nhiều người bức xúc.
Tuy nhiên, trước thực trạng này vẫn chưa có bất kỳ cơ quan chức năng nào vào cuộc nhằm ngăn chặn tình trạng lừa người tiêu dùng. Trong khi đó, gối Yokushi vẫn bán tràn lan.
"Nhập khẩu linh kiện Nhật, lắp ráp gối Yokushi"?
Như Báo Giao thông đã đưa tin, trước những bằng chứng "không thể chối cãi", Giám đốc Công ty Nguyễn Gia Phát Nguyễn Văn Cương đã thừa nhận "Hàng của chúng tôi (gối Yokushi - PV) là hàng Trung Quốc".
Bên cạnh đó, theo tài liệu PV thu thập được thì gối Yokushi có xuất xứ từ Trung Quốc chỉ có giá hơn 100.000 đồng/chiếc. Tuy nhiên, tại các điểm bán hàng, loại gối này được bán với giá trên trời là 2,6 triệu đồng.
Ngày 15/6, PV Báo Giao thông lại một lần nữa quay trở lại điểm bán sản phẩm gối Yokushi tại Big C Garden. Tại đây, một nam nhân viên đã "thao thao bất tuyệt" với PV về cách thức sử dụng, tiện ích mà loại gối này mang lại.
Tuy nhiên, khi PV xuất xứ gối, nhân viên này "tỉnh bơ" khẳng định là hàng Nhật Bản mà cụ thể là "linh kiện nhập khẩu từ Nhật Bản và lắp ráp tại Việt Nam". Trong khi đó, vị giám đốc của Nguyễn Gia Phát đã thừa nhận đây là hàng Trung Quốc?!
Cũng theo nhân viên này, dòng chữ "R&D in Japan" có nghĩa là "công nghệ Nhật Bản". Về nội dung này, ông Cương cho rằng nhân viên của mình "nói quá lên".
Bị khách hàng tố, điểm bán hàng gối Yokushi vội vã thêm hàng
Trao đổi với PV Báo Giao thông, chị N. (Quảng Ninh) cho biết có mua gối Yokushi ở điểm bán hàng tại Time City ngày 11/6 với giá 2,6 triệu đồng. Khi về nhà, chị N. mới tá hỏa phát hiện chất lượng chiếc gối này không được như lời nhân viên quảng cáo, đặc biệt sau khi đọc loạt bài trên Báo Giao thông.
Ngày 12/6, chị N. gọi điện cho nhân viên tư vấn của điểm bán hàng tên C. trên rất nhiều lần người này mới bắt máy. Sau khi được chị N. "giãi bày" những "dấu hiệu hàng Nhật Bản" không tồn tại trên gối thì nữ nhân viên này bất ngờ chuyển qua đàm phán.
Chị N. cho biết, bản thân không muốn làm "to chuyện" vì từ Quảng Ninh lên Hà Nội quá mất công và đã yêu cầu nhân viên tư vấn này gửi thêm một bộ gối. Ngay trong ngày 12/6, chị N. nhận được hàng.
Trong khi đó, khi PV gọi cho nhân viên tư vấn tên C. thì người này nói không có chuyện đưa thêm hàng và khẳng định gối Yokushi có xuất xứ từ Malaysia?!
Gối Yokushi lưu hành tại thị trường Việt Nam từ năm 2015. Đến hiện tại, những "khuất tất" của loại gối này đã phơi bày những vẫn chưa hề có cơ quan chức năng nào vào cuộc xử lý.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết, về nguyên tắc thì hành vi cung cấp thông tin không chính xác và đầy đủ về hàng hóa thì phải xử lý và khắc phục.
Luật sư Trần Sỹ Hoàng (Văn phòng Luật sư Ánh Sáng Công Lý) cũng nhân định rằng hành vi nêu trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán hàng giả.
Theo Báo Giao Thông Vận Tải