Tivi Samsung hút khách bởi sự mới mẻ trong công nghệ và mức giá hợp lý. Nếu bạn đang có ý định mua một chiếc Tivi Samsung, hãy tham khảo một số gợi ý sau đây để có thể chọn cho mình được một chiếc Tivi ưng ý nhé.
Havard: Hãy nghĩ kỹ trước khi ăn mỳ
- Cập nhật : 11/07/2016
Rẻ, dễ nấu và ngon – mỳ ăn liền đã trở thành thức ăn ưa thích tại rất nhiều quốc gia trên thế giới mặc dù ai cũng biết rằng loại đồ ăn này không có lợi cho sức khỏe.
Mỳ ăn liền, hay còn gọi là mỳ khô nấu, là loại mỳ thường đi kèm với gia vị và dầu ăn. Loại thực phẩm này thường bị chỉ trích là không có chất dinh dưỡng bởi có hàm lượng cao carbohydrate và chất béo nhưng lại thiếu hụt chất đạm, chất sơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, mỳ ăn liền vẫn là một trong những thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới.
Theo Hiệp hội Mỳ ăn liền Thế giới (WINA), 52 quốc gia tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất thế giới đã “ngốn” hết 97,7 tỷ gói mỳ chỉ trong 12 tháng của năm 2015. Trong những quốc gia tiêu thụ hàng đầu, Trung Quốc và Hồng Kông đứng ở hai vị trí đầu tiên với tổng lượng tiêu thụ lên tới 40,43 tỷ gói. Đứng thứ 3 là Indonesia với 13,2 tỷ gói và không ngạc nhiên với vị trí thứ 4 là Mỹ với 4 tỷ gói mỳ ăn liên được tiêu thụ trong năm trước.
Nhưng cái danh “thực phẩm vứt đi” của mỳ ăn liền đang ngày căng tồi tệ hơn.
Được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng, một nghiên cứu được thực hiện bởi 2 trường đại học Baylor University và Harvard cho thấy việc ăn mỳ ăn liền có thể tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích sức khỏe và chế độ ăn uống của 11.000 người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 19 tới 64. Nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ Hàn Quốc có nguy cơ cao bị hội chứng chuyển hóa bởi họ tiêu thụ lượng mỳ ăn liền rất lớn. Một cách kỳ lạ, nam giới trong cuộc khảo sát lại không cho thấy kết quả tương tự mặc dù có thói quen ăn uống tương tự. Điều này cho thấy sự khác biệt sinh học giữa các giới tính khác nhau. Hội chứng chuyển hóa thường khiến tăng lượng đường trong máu và tăng huyết áp, dẫn tới nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường, đột quỵ và bệnh tim.
Thủ phạm được xác định là chất Tertiary-butyl hydroquinone (THBQ) được tìm thấy trong thành phần mỳ ăn liền – một sản phẩm phụ của ngành dầu khí dùng để bảo quản các loại thực phẩm chế biến giá rẻ.
Tiến sĩ Hyun Shin của Đại học Harvard, đồng tác giả của nghiên cứu này, cho biết mỳ ăn liền là loại thực phẩm tiện lợi và có vị khá ngon nhưng có thể trở thành tác nhân khiến người ăn gặp nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa do hàm lượng natri cao, chất béo bão hòa và chỉ số đường huyết không có lợi cho sức khỏe.
Các nghiên cứu riêng biệt được thực hiện ở nhiều nơi đã cho thấy những hiểm họa tiềm tàng khác mỳ ăn liền lên sức khỏe con người.
Tại Ấn Độ, Cục Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm (FSSAI) đã tìm thấy tình trạng nhiễm chì cao gấp 7 lần mức cho phép trong các sản phẩm mỳ ăn liền hiệu Maggi của Nestlé. Cơ quan này ngay lập tức cấm toàn bộ 9 loại mỳ của Maggi tại Ấn Độ và dán mác “không an toàn và nguy hiểm cho con người” cho các sản phẩm này.
Tại Hàn Quốc, Cục Quản lý Dược và Thực phẩm (KFDA) đã tìm thấy chất gây ung thư có tên gọi Benzopyrene trong 6 nhãn hiệu mỳ Nong Shim vào năm 2012. Phát hiện này đã khiến nhà sản xuất phải thu hồi lại số lượng khổng lồ các sản phẩm tại trong và ngoài nước.
Thạch Thảo
(Theo Người Đồng Hành)