Sáng ngày 9/9, Công ty Cổ phần VINAFCO đã chính thức khánh thành Bến xe tải và Dịch vụ công cộng Thanh Trì tại thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Sau sự xuất hiện của ông chủ của Recapital Group, Ninh Vân Bay tiếp tục chìm trong thua lỗ.
Doanh thu 6 tháng đầu năm Công ty Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay chỉ đạt 98 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức 11,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ tới 70 tỷ. Luỹ kế đến tháng 6/2016, công ty vẫn lỗ 210 tỷ đồng.
Hiện Ninh Vân Bay đang có 62 tỷ đồng - chi phí dở dang đầu tư tại Dự án Six Senses Latitube Sài Gòn River và tài sản này đã được thế chấp cho nhóm cổ đông Techcombank. Đây cũng là dự án lớn nhất của công ty với chi phí đầu tư hiện là 361 tỷ đồng.
Ninh Vân Bay tiếp tục trượt dài trong thua lỗ. Ông chủ của Recapital vẫn nắm gần 36% cổ phần tại đây.
Năm 2015, Ninh Vân Bay ghi nhận kết quả kinh doanh bết bát nhất kể từ khi niêm yết với doanh thu hơn 96 tỷ đồng, lỗ 128 tỷ đồng. Cùng với quá trình này, cổ phiếu NVT của công ty giảm xuống chỉ còn 1.900 đồng, thấp kỷ lục từ khi lên sàn.
Trong số các nhà đầu tư vào Ninh Vân Bay, chịu thua lỗ nhiều nhất có tỷ phú Rosan P. Roeslani, Chủ tịch Tập đoàn Recapital Group, ông chủ của International Sports Capital (ISC) - tổ chức sở hữu hơn 31% cổ phần Câu lạc bộ bóng đá danh tiếng Inter Milan (sau khi bán lại phần lớn cổ phần trong đội bóng cho Tập đoàn Suning (Trung Quốc) hồi đầu tháng 6) .
Năm 2013, tỷ phú này đã chi 225 tỷ đồng mua 30 triệu cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất nắm giữ 35,87% Ninh Vân Bay. Tuy nhiên sự xuất hiện của ông chủ Inter Milan cùng danh tiếng của Tập đoàn Recapital không những không giúp Ninh Vân Bay hồi sinh mà còn khiến công ty này trượt dài trong thua lỗ.
Với giá cổ phiếu sụt giảm, giá trị khoản đầu tư của tỷ phú chỉ còn 57 tỷ đồng. Như vậy, ông chủ này đã lỗ khoảng 168 tỷ đồng vào thương vụ.
Những ngày gần đây, hàng loạt các lãnh đạo công ty ồ ạt bán cổ phiếu. Chủ tịch HĐQT - Lê Xuân Hải đã bán ra hơn 4,5 triệu cổ phần. Thành viên HĐQT - Hoàng Anh Dũng bán ra tổng cộng 3,8 triệu cổ phần.
Hiện Ninh Vân Bay phải đối mặt những khoản vay nợ tài chính đến ngày đáo hạn, trong đó đáng chú ý nhất là 230 tỷ đồng trái phiếu phát hành năm 2014, hiện Techcombank đang nắm giữ.
Ninh Vân Bay được thành lập năm 2006, tiền thân là Công ty đầu tư và xây dựng Tuấn Phong, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng với hàng loạt khu nghỉ dưỡng 5 sao nổi tiếng: Emeralda Gia Viễn (Ninh Bình), Six Senses Ninh Vân Bay (TP Nha Trang), Emeralda Hội An (Quảng Nam), Six Senses Sai Gon River (Đồng Nai), Lạc Việt Tourist City ( Bình Thuận)…
Ở thời kỳ đỉnh cao, Ninh Vân Bay không giấu tham vọng khi công khai muốn trở thành công ty hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực trong lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng đúng lúc thị trường đang đóng băng khiến công ty lâm vào khó khăn và thua lỗ lên hàng trăm tỷ đồng. Giữa lúc chìm trong thua lỗ, quyết định đầu tư của Recapital Group do ông Rosan P. Roeslani giống như "cứu rỗi" Ninh Vân Bay.
Rosan P. Roeslani là một tỷ phú của Indonesia sáng lập ra Recapital. Tổng giá trị tài sản của tập đoàn hiện ước tính hơn 2 tỷ USD.
Ninh Vân Bay đặt mục tiêu tổng doanh thu tập đoàn năm 2016 dự kiến là 197 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến 10 tỷ đồng. Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2016, lãnh đạo công ty đã lên nhiều kế hoạch vực dậy việc kinh doanh như mở room ngoại lên 100%, chuyển nhượng dự án, thoái vốn tại công ty con, xem xét lại ngành nghề kinh doanh,...
Sáng ngày 9/9, Công ty Cổ phần VINAFCO đã chính thức khánh thành Bến xe tải và Dịch vụ công cộng Thanh Trì tại thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Gần đây, EC đã liên tục siết chặt quản lý hoạt động đóng thuế của các tập đoàn, công ty đa quốc gia có hoạt động tại châu Âu...
Ngành kim hoàn vừa chứng kiến một thương vụ "khủng" khi thương hiệu trang sức hàng đầu của Việt Nam "bắt tay" với một tập đoàn đã có bề dày hơn 120 năm và được mệnh danh là "viên ngọc" của nước Áo.
Thương hiệu trang sức hàng đầu của Việt Namtập đoàn Swarovski (Áo)
John Cryan, CEO Deutsche Bank, đã phải thực hiện một cuộc cắt giảm đau đớn các tham vọng toàn cầu của Deutsche.
Toyota Việt Nam đã không ít lần phát đi thông điệp sẽ rút nhà máy khỏi Việt Nam nếu không có chính sách rõ ràng phát triển ngành công nghiệp này trước làn sóng xe giá rẻ ASEAN tràn về khi thuế suất về 0% năm 2018. Thực tế, nhiều năm qua, doanh nghiệp này vẫn có mức lợi nhuận đáng mơ ước.
Bên cạnh mạng xã hội, Facebook đang toan tính đặt một chân vào thị trường quảng cáo thông qua hệ thống tìm kiếm, vốn là sân nhà của Google.
Lợi nhuận sau thuế của Digiworld trong 6 tháng đầu năm đã giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc các chuỗi bán lẻ lớn như FPT Retail hay Thế giới Di động được trực tiếp nhập iPhone từ Apple kể từ quý 4/2015 đã khiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phân phối số 1 Việt Nam bị tác động nặng nề.
Ba ông lớn đại diện cho thị trường phương Tây và Đông gặp nhau trong cuộc chiến toàn cầu hóa với những điểm khác biệt ở nền tảng dịch vụ.
Thông tin Công ty cổ phần Đức Việt được bán lại cho Tập đoàn Daesang (Hàn Quốc) khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối một thương hiệu Việt đã có chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự