tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Universal Robots đạt dấu mốc lịch sử bán được 25.000 cobot

  • Cập nhật : 13/10/2018

Vào ngày 11 tháng 10 năm 2018 - Universal Robots (UR), nhà tiên phong và dẫn đầu thị trường về robot hợp tác (cobot), đã củng cố vị thế dẫn đầu thị trường khi bán được 25.000 cobot.

Nhân dịp này, Universal Robots đã trao tặng một cobot Phiên bản Vàng cho mười trong số 25.000 khách hàng toàn cầu của mình. Đơn vị may mắn đoạt giải ở Đông Nam Á là Công ty Cổ phần Công nghiệp ô tô Vinacomin Việt Nam (VMIC) – một công ty chuyên sản xuất, lắp ráp, bảo trì và sửa chữa các phương tiện vận tải. Cobot Phiên bản Vàng là cobot UR10 phiên bản đặc biệt có các khớp được phủ lớp sơn vàng - một biến tấu mới so với cobot màu xanh lam và xám truyền thống của UR.

Ông Phạm Xuân Phi, Chủ tịch và Giám đốc điều hành VMIC cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi được nhận cobot UR10 Phiên bản Vàng. Cobot sẽ sớm được đưa vào hoạt động để hỗ trợ sản xuất cũng như làm việc cùng với nhân viên của chúng tôi. Sự cần thiết của việc cải thiện năng suất và giảm chi phí hoạt động đã khiến chúng tôi lựa chọn cobot như là một giải pháp lý tưởng. Kể từ khi triển khai cobot đầu tiên hồi tháng 7/2018, chúng tôi đã chứng kiến năng suất tăng 30 %, cũng như những cải thiện về chất lượng sản phẩm và thời gian sản xuất.”

"Chúng tôi không thể đạt được dấu mốc lịch sử là bán được 25.000 cobot nếu không có những khách hàng tuyệt vời như VMIC," Sakari Kuikka, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của UR chia sẻ - “Thành tựu này không chỉ ghi nhận sự thành công của UR trong việc trao quyền cho khách hàng, mà còn là sự thành công của khách hàng trong việc đổi mới môi trường làm việc của họ với cobot. Cobot Phiên bản Vàng cho thấy cam kết không ngừng nghỉ của chúng tôi trong việc tạo ra những robot tiềm năng không giới hạn và có thể tiếp cận được với tất cả mọi người.”

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2016, UR phân phối cobot thông qua các nhà phân phối địa phương và các đối tác tích hợp hệ thống - Servo Dynamics EngineeringTan Phat Automation JSC áp dụng trong ngành công nghiệp như ô tô, điện tử, dệt may, giày dép và các ngành chế biến thực phẩm…

Chìa khóa cho công nghiệp 4.0 tại Việt Nam

Việt Nam đã xác định robot là một trong những trụ cột của Công nghiệp 4.0 vì tự động hóa đã không thể thiếu trong việc duy trì tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, 82% các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có các bước chuẩn bị cho Công nghiệp 4.0, chỉ mới có 10% sẵn sàng. Hơn nữa, một báo cáo của Bộ Công Thương gần đây đã cho thấy sự quan tâm của các doanh nghiệp trong việc đầu tư và áp dụng công nghệ mới vẫn còn khiêm tốn.

Nắm bắt được tình hình này, chính phủ đã tích cực tập trung vào việc phát triển các sáng kiến ​​và ban hành luật để đẩy nhanh tốc độ tiến bộ của đất nước trong thời đại công nghệ. Trong số những nỗ lực đó có Chiến lược Phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011 – 2020, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và đẩy nhanh công nghiệp hóa, ưu tiên robot công nghiệp và tự động hóa công nghệ cao.

Chính phủ cũng đã xác định việc hợp tác giữa các doanh nghiệp công nghệ và các tổ chức khoa học và công nghệ để tư vấn và hỗ trợ các công ty địa phương là bước đi hợp lý để đảm bảo doanh nghiệp tận dụng thành công những cơ hội do robot mang lại.

Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Năm ngoái mức tăng trưởng GDP của Việt Nam đã đạt 6,8 %.  Quy mô nền kinh tế Việt Nam đã chạm mốc 5 nghìn tỷ đồng (223 tỉ USD).

Áp dụng cobot vào sản xuất ngày càng tăng

Theo Liên đoàn Robot Quốc tế, cobot hiện là phân khúc tự động hóa công nghiệp phát triển nhanh nhất, dự kiến ​​sẽ tăng gấp mười lần lên 34% tổng doanh số robot công nghiệp vào năm 2025.

Các ngành công nghiệp ô tô và điện tử là nguồn khách hàng lớn của cobot trên toàn cầu. Giá trị thị trường của cobot trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu là 23,5 triệu USD (547 tỷ đồng) năm 2015 và dự kiến ​​đạt 470 triệu USD (10 nghìn tỷ đồng) vào năm 2021, với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm kép là 64,67% trong giai đoạn 2015-2021. Điện tử là ngành sử dụng cobot lớn thứ hai, chiếm 18% nhu cầu toàn cầu trong năm 2015. Đến năm 2021, dự báo ngành điện tử sẽ đầu tư khoảng 480 triệu USD (11 nghìn tỷ đồng) cho cobot. 

Kể từ cobot đầu tiên được bán vào tháng 12 năm 2008, đến nay cobot UR đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp để lắp ráp, cầm-đặt và thậm chí là kiểm tra chất lượng. Hiện tại, UR dẫn đầu thị trường cobot và không có đối thủ với 60% thị phần toàn cầu, bán nhiều cobot hơn tất cả các nhà sản xuất robot khác cộng lại.

Không giống như các giải pháp robot thông thường, cobot của UR được thiết kế để làm việc đồng thời với thợ máy đạt hiệu quả tối đa mở ra nhiều cơ hội cho sự cộng tác giữa con người và robot tại nơi làm việc. Những cobot có tính linh hoạt cao này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ và có thời gian hoàn vốn nhanh nhất, điều này khiến chúng trở thành lựa chọn khả thi cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ không có khả năng chi trả cho các robot thông thường.

Trở về

Bài cùng chuyên mục