Chiến thuật không tăng vốn, tập trung ngành nghề kinh doanh chính, không vay nợ...giúp Bến Xe Miền Tây đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao. Tuy nhiên, bí quyết riêng có khác mới là mấu chốt giúp công ty giữ vị thế suốt nhiều năm liền.
Mạng Weibo rúng động vì lời xin lỗi của công ty kem Nhật
- Cập nhật : 03/04/2016
(Tin kinh te)
Khoảng 100 người, đứng đầu là giám đốc công ty Akagi Nhật Bản đã cúi gập người trong một video xin lỗi người tiêu dùng vì đã tăng giá kem thêm 2.000 đồng tiền Việt, sau khi giữ giá suôt... 25 năm.
Trong ngày mùng 2 và mùng 3/4/2016, mạng Weibo Trung Quốc đã rúng động, sau khi xem đoạn video của công ty sở hữu nhãn hiệu kem Garigari Kun là Akagi.
Đoạn video ban đầu được đưa lên Youtube, sau đó người dùng Trung Quốc đã tìm cách tải lên Youku và tiếp theo là Weibo, các mạng xã hội rất nổi tiếng tại Trung Quốc.
Trên nền video là một ca khúc, nói về việc công ty không hề muốn nhưng buộc lòng phải tăng giá sản phẩm kem Garigari Kun từ 60 yên lên 70 yên, mức tăng là 10 yên.
Tính theo tỷ giá hiện tại, 70 yên Nhật vào khoảng 14.000 đồng tiền Việt và 10 yên tương đương với 2.000 đồng. Nếu quy đổi ra đồng nhân dân tệ (CNY) Trung Quốc, số tiền này chưa đáng giá đến... 1 tệ.
“Chúng ta coi chuyện tăng giá là bình thường, nhưng một công ty Nhật từ giám đốc đến nhân viên đã gập người xin lỗi vì họ tăng giá sản phẩm thêm không đến 1 tệ...”, một tài khoản Weibo mang tên Xiamei cho biết.
Xiamei cảm động rơi nước mắt vì trước giờ, cô chưa thấy có công ty nào trân trọng cảm xúc người tiêu dùng đến như vậy, chuyện đó càng chưa bao giờ có với các công ty tại Trung Quốc.
Nhân viên các bộ phận sản xuất và kinh doanh kem Garigari Kun xếp hàng đầy đủ trong đoạn video "xin tăng giá". Ảnh: YouTube.
Akagi là một công ty có trụ sở tại tỉnh Saitama của Nhật, năm 1981 lần đầu tiên công ty giới thiệu sản phẩm kem Garigari Kun với giá bán là 50 yên. Đây là loại kem hương vị soda trộn với đá bào được cả người lớn và trẻ em tại Nhật rất ưa thích.
Năm 1991, công ty lần đầu tiên tăng giá Garigari Kun lên 60 yên và giữ nguyên giá bán này trong 25 năm nay.
Tại Nhật, có hệ thống được gọi chung là hyaku yen (100 yên) với các món đồ giá phổ biến là 100 yên/sản phẩm, đây được coi là mức giá vào loại rẻ nhất. Như vậy, với mức giá 70 yên sau tăng giá, Garigari Kun vẫn là loại kem siêu rẻ.
Mặc dù “tăng giá” là một điều tiêu cực nhưng thay vì âm thầm, công ty này đã đăng thông báo lên tivi, báo Nihon Keizai (Kinh tế Nhật Bản) và YouTube với tâm thế của một công ty cho đến giờ luôn cố gắng để đảo ngược cảm giác từ tiêu cực đến tích cực của khách hàng.
Akagi đồng thời cảm ơn khách hàng vì đã ủng hộ họ mức giá 60 yên cho kem Garigari Kun trong suốt 25 năm qua và mong mọi người sẽ tiếp tục mua kem với mức giá 70 yên từ mùa xuân này.
THÀNH LƯƠNG
Theo ICTnews/Bizlive