Trong khi lãnh đạo ngân hàng kỳ cựu Phố Wall như Jamie Dimon của JPMorgan Chase và Lloyd Blankfein của Goldman Sachs chờ hàng thập niên để thành tỉ phú, thì Baiju Bhatt và Vlad Tenev chỉ mất có vài phút theo thời gian Thung lũng Silicon.
Những điều cần biết nếu muốn trở thành đại lý bảo hiểm phi nhân thọ
- Cập nhật : 04/04/2018
Đại lý bảo hiểm có thể là cá nhân tổ chức tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm, đại lý bảo hiểm không nhất thiết chỉ làm việc cho công ty bảo hiểm mà họ có thể làm việc như là một nghề tay trái: phòng giao dịch các ngân hàng, các cửa hàng ôtô xe máy, các trung tâm bảo hành sửa chữa..
Bảo hiểm phi nhân thọ là một trong hai loại hình bảo hiểm thương mại mà qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ chi trả bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến tổn thất về vật chất và tai nạn con người, trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm.
Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ là sản phẩm có thời hạn ngắn, thường là 1 năm nên sau khi hết hạn hợp đồng khách hàng có thể sẽ lựa chọn sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác, do đó doanh nghiệp cần phải có một bộ phận đại lý thường xuyên liên hệ với khách hàng và duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng.
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn những vướng mắc về đại lý bảo hiểm trong trách nhiệm và nguyên tắc hoạt động tại Việt Nam tại đây.
Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ là gì?
Theo luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam thì “Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại ký bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan” (Điều 84 chương IV). Và luật này cũng quy định nhiệm vụ của đại lý bảo hiểm phi nhân thọ “giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc ký kết hợp đồng, thu phí bảo hiểm, thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện”.
Như vậy hoạt động đại lý là phương thức bán bảo hiểm theo đó đại lý chịu trách nhiệm ký kết các hợp đồng bảo hiểm giao doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm theo sự ủy quyền của doanh nghiệp và đại ký bảo hiểm nhận hoa hồng từ doanh nghiệp bảo hiểm. Cũng theo định nghĩa này, thì đại lý bảo hiểm có thể là cá nhân tổ chức tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm, đại lý bảo hiểm không nhất thiết chỉ làm việc cho công ty bảo hiểm mà họ có thể làm việc như là một nghề tay trái: phòng giao dịch các ngân hàng, các cửa hàng ôtô xe máy, các salon và trung tâm bảo hành sửa chữa..
Quyền lợi khi trở thành đại lý bảo hiểm phi nhân thọ
- Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo đúng quy định pháp luật.
- Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tổ chức.
- Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm.
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
- Hưởng hoa hồng theo quy định luật kinh doanh bảo hiểm, cụ thể như sau:
STT | Nghiệp vụ bảo hiểm | Tỷ lệ hoa hồng tối đa (%) |
I | BẢO HIỂM TỰ NGUYỆN | 5 |
1 | Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại | 10 |
2 | Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không | 5 |
3 | Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển | 15 |
4 | Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu (trừ tàu biển) | 5 |
5 | Bảo hiểm trách nhiệm | 0,5 |
6 | Bảo hiểm hàng không | 10 |
7 | Bảo hiểm vật chất xe cơ giới | 10 |
8 | Bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện | 10 |
9 | Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính | 10 |
10 | Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh | 10 |
11 | Bảo hiểm nông nghiệp | 20 |
12 | Bảo hiểm bảo lãnh | 10 |
II | BẢO HIỂM BẮT BUỘC | |
1 | Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô | 5 |
2 | Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy | 20 |
3 | Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật | 5 |
4 | Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm | 5 |
5 | Bảo hiểm cháy, nổ | 5 |
6 | Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng | 5 |
7 | Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng | 5 |
8 | Bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường | 5 |
Nếu bạn chưa rõ đại lý bảo hiểm là gì, xin vui lòng tham khảo tại đây.
Điều kiện kinh doanh đại lý bảo hiểm phi nhân thọ
Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam cũng quy định về điều kiện hoạt động của đại lý bảo hiểm phi nhân thọ như sau:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
- Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp.
Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phi nhân thọ phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Là tổ chức được thành lập và họat động hợp pháp.
- Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 điều này.
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hoạt động đại lý bảo hiểm.
Ngoài ra các doanh nghiệp bảo hiểm còn có thể quy định bổ xung các chỉ tiêu khác để có thể phu hợp với yêu cầu phát triển của mình, ví dụ như: bằng cấp của đại ký bảo hiểm, không cho phép đại lý bảo hiểm được phép tham gia hoạt động khai thác bảo hiểm của công ty bảo hiểm khác.
Nhiệm vụ và chức năng của đại lý bảo hiểm phi nhân thọ
1. Nhiệm vụ của đại lý bảo hiểm phi nhân thọ
Bán các sản phẩm bảo hiểm
Hầu hết các đại lý bảo hiểm đều có nhiệm vụ thuyết phục cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia bảo hiểm của công ty. Sư nhanh nhẹn, năng động của đại lý góp phần thành công rất lớn tới việc thuyết phục khách hàng mua các sản phẩm bảo hiểm. Đại lý trao đổi với khách hàng các thông tin đầy đủ, chính xác về doanh nghiệp bảo hiểm, giải thích về những quyền lợi và trách nhiệm của khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng để ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phải hỗ trợ các đại lý trong công tác ký kết những hợp đồng bảo hiểm quan trọng có giá trị bảo hiểm lớn.
Ký kết hợp đồng
Việc ký kết được các hợp đồng bảo hiểm là nhiệm vụ hàng đầu của các ĐLBH, nhưng để ký kết một cách hiệu quả và chính xác thì các ĐLBH phải xác định rõ loại hình bảo hiểm tham gia và phân tích các rủi ro xảy ra. Phân tích rủi ro là phương pháp chính xác để xác định các nhu cầu bảo hiểm của khách hàng. Qua phân tích rủi ro sẽ giúp đại lý biết được nhu cầu của khách hàng về từng loại sản phẩm. Khi khách hàng đồng ý mua sản phẩm thì ĐLBH phải cung cấp cho họ mọi giấy tờ có liên quan.
Thu phí bảo hiểm, cung cấp biên lai hoặc các giấy tờ khác theo sự ủy quyền và hường dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
Chăm sóc khách hàng
Đại lý phải thường xuyên giữ quan hệ với khách hàng, đồng thời phải tư vấn thường xuyên cho họ khi có sự thay đổi trong chính sách của công ty, để không làm thiệt hại quyền lợi của khách hàng.
Trong một số trường hợp đại lý còn được ủy quyền và phân cấp giám định một số khiếu nại, việc này giúp khiếu nại được giải quyết kịp thời giúp tiết kiệm rất nhiều cho khách hàng
Thuyết phục khách hàng tái tiếp tục hợp đồng bảo hiểm
Đại lý phải thường xuyên giữ quan hệ với khách hàng vì khi hợp đồng kết thúc họ có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm, đó là một lợi thế của các ĐLBH, các khách hàng cũ của họ thường có xu hướng quay trở lại để tái tiếp tục hợp đồng.
Các nhiệm vụ khác
Đại lý còn có tinh thần trách nhiệm, xây dựng cho mình một hệ thống phân phối có hiệu quả nhất. Trong luật kinh doanh bảo hiểm cũng quy định ĐLBH ngoài những nhiệm vụ chính do doanh nghiệp bảo hiểm giao, họ còn có thể tự mình phát triển mà không làm ảnh hưởng tới quy định của DNBH.
2. Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm phi nhân thọ
- Đại lý bảo hiểm phải thực hiện một cách đầy đủ và chính xác các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, thực hiện mọi nhiệm vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm giao cho trong quá trình làm đại lý bảo hiểm phi nhận thọ.
- Không được làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác khi chưa có sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.
- Đại lý bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm về doanh nghiệp bảo hiểm trong giới hạn và thời gian cho phép, đồng thời chịu sự kiểm tra và giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và bảo mật thông tin theo quy định của doanh nghiệp.
Theo thị trường tài chính Việt Nam