Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 5/2016, Việt Nam đã nhập khẩu 32,5 triệu USD, tăng 4,1% so với tháng liền kề trước đó – đây là tháng có kim ngạch tăng trưởng thứ ba liên tiếp, nâng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm 5 tháng 2015 lên 145 triệu USD, tăng 6,83% so với cùng kỳ 2015.
Sắt thép phế liệu nhập khẩu chủ yếu từ Nhật, Mỹ, Hồng Kông
- Cập nhật : 28/08/2018
Lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam sau khi sụt giảm liên tục trong 3 tháng của quí 2/2018 thì sang tháng 7/2018 nhập khẩu tăng trở lại.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam sau khi sụt giảm liên tục trong 3 tháng của quí 2/2018 (tháng 4 giảm 7,2%, tháng 5 giảm 0,8% và tháng 6 giảm 1%) thì sang tháng 7/2018 nhập khẩu tăng trở lại 24,6% về lượng và tăng 26,9% về kim ngạch so với tháng 6, đạt 480.812 tấn, tương đương 173,86 triệu USD. So với cùng tháng năm ngoái cũng tăng rất mạnh 44% về lượng và tăng 92,7% về kim ngạch.
Tính chung, trong 7 tháng đầu năm nay nhập khẩu sắt thép phế liệu tăng 23,2% về lượng và trên 56,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,96 triệu tấn, tương đương 1,06 tỷ USD. Giá nhập trung bình 356,9 USD/tấn, tăng 27,3%.
Nhập khẩu nhóm hàng này từ hầu hết các thị trường trong 7 tháng đầu năm nay đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sắt thép phế liệu từ thị trường Hà Lan nhập khẩu về Việt Nam tăng rất mạnh gấp 367 lần về lượng và tăng gấp 553,2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 56.165 tấn, tương đương 20,8 triệu USD.
Bên cạnh đó, nhập khẩu cũng tăng mạnh từ các thị trường như: Campuchia tăng gấp 15,6 lần về lượng và tăng gấp 25,3 lần về kim ngạch, đạt 35.701 tấn, tương đương 12,36 triệu USD. Mexico tăng gấp 6,6 lần về lượng và tăng gấp 9,5 lần về kim ngạch, đạt 826 tấn, tương đương 0,29 triệu USD. Anh tăng 370,8% về lượng và tăng 542,4% về kim ngạch, đạt 91.006 tấn, tương đương 31,42 triệu USD. Đài Loan tăng gấp 15,4 lần về lượng và tăng gấp 2,6 lần về kim ngạch, đạt 28.398 tấn, tương đương 6,23 triệu USD.
Tuy nhiên, nhập khẩu từ thị trường Brazil sụt giảm mạnh nhất, giảm 97,3% về lượng và giảm 96,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 263 tấn, tương đương 93.322 USD. Nhập khẩu từ thị trường U.A.E cũng giảm mạnh 80,4% về lượng và giảm 74,9% về kim ngạch, đạt 485 tấn, tương đương 157.726 USD; Singapore giảm 51,8% về lượng và giảm 37% về kim ngạch, đạt 51.206 tấn, tương đương 18,98 triệu USD.
Xét về kim ngạch nhập khẩu thì Nhật Bản là thị trường lớn nhất cung cấp sắt thép phế liệu cho Việt Nam, chiếm 28,3% trong tổng lượng phế liệu sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 29,4% trong tổng kim ngạch, đạt 836.504 tấn, trị giá 310,72 triệu USD trong 7 tháng đầu năm, tăng 4,2% về lượng và tăng 37,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Sắt thép phế liệu nhập khẩu từ thị trường Mỹ chiếm 17,6% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước, đạt 519.672 tấn, trị giá 186,32 triệu USD, tăng rất mạnh 50,5% về lượng và tăng 88,7% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Nhập khẩu từ thị trường Hồng Kông (TQ) mặc dù giảm 9,2% về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trên 20%, đạt 341.243 tấn, tương đương 124,91 triệu USD, chiếm 12% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Trước thực trạng báo động về tồn đọng phế liệu ở các cảng biển quan trọng là TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng…, tháng 7 vừa qua Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 4202/TCHQ-PC chỉ đạo các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý không để lọt vào nội địa các lô rác thải, đồng thời thông quan nhanh cho các lô hàng đủ điều kiện.
Một trong những nội dung quan trọng trong Công văn 4202 là việc lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Kiểm định Hải quan tăng cường nhân lực, trang thiết bị đẩy nhanh tiến độ lấy mẫu và thông báo kết quả cho cộng đồng DN.
Đặc biệt, Cục Kiểm định Hải quan phải bố trí cán bộ kiểm định thường trực tại cửa khẩu để phối hợp thực hiện lấy mẫu, kiểm tra.
Từ đó giúp DN thông quan nhanh với những lô hàng nhập khẩu đủ điều kiện, không làm ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu, trường hợp có vi phạm cơ quan Hải quan sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Nhập khẩu sắt thép phế liệu 7 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 7T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng | Trị giá (USD) | Lượng (%) | Trị giá (%) | |
Tổng cộng | 2.957.784 | 1.055.721.212 | 23,18 | 56,8 |
Nhật Bản | 836.504 | 310.722.654 | 4,23 | 37,33 |
Mỹ | 519.672 | 186.318.123 | 50,46 | 88,66 |
Hồng Kông (TQ) | 341.243 | 124.914.226 | -9,18 | 20,08 |
Australia | 227.984 | 83.413.825 | -4,44 | 21,5 |
Anh | 91.006 | 31.415.782 | 370,83 | 542,43 |
Philippines | 77.403 | 27.909.095 | 114,19 | 164,6 |
Hà Lan | 56.165 | 20.803.560 | 36,609,15 | 55,224,20 |
Singapore | 51.206 | 18.979.667 | -51,79 | -36,97 |
New Zealand | 45.807 | 15.601.613 | -38,68 | -29,15 |
Chile | 46.148 | 15.007.255 | 45,13 | 85,61 |
Campuchia | 35.701 | 12.363.404 | 1,463,78 | 2,429,68 |
Canada | 32.271 | 11.427.422 | 73,85 | 134,15 |
Đài Loan(TQ) | 28.398 | 6.228.986 | 1,436,69 | 156,17 |
Bỉ | 1.058 | 345.986 |
|
|
Ireland | 1.015 | 337.454 | 105,88 | 148,98 |
Mexico | 826 | 290.244 | 560,8 | 849,32 |
U.A.E | 485 | 157.726 | -80,37 | -74,87 |
Brazil | 263 | 93.322 | -97,26 | -96,21 |
(*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn