Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) vừa có báo cáo cho biết ước trong năm 2015 đã có tổng cộng 18,75 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam với tổng kim ngạch nhập khẩu hơn 9 tỷ USD.
Tìm giải pháp giảm tìn trạng ùn ứ dưa hấu
- Cập nhật : 29/12/2015
(Thi truong)
Sắp tới mùa vụ dưa hấu, sản lượng năm nay tương đương năm trước, trong khi nguy cơ Trung Quốc giảm nhập từ VN khiến dưa hấu năm nay đang đứng trước nhiều thách thức.
Đó là cảnh báo tại hội nghị bàn giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ quả dưa hấu mùa vụ 2015-2016, tránh tình trạng ùn ứ biên giới, dưa hấu đổ cho bò ăn được Bộ Công thương - Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn tổ chức ngày 28-12.
Theo bà Dương Phương Thảo, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương công nhận cứ vào vụ dưa hấu là lại có hiện tượng ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, có thời điểm ùn vài ngày.
Theo bà Thảo, dự kiến sản lượng dưa hấu vụ 2015-2016 sẽ khoảng 1,5 triệu tấn- tương đương năm 2014.
Tiêu thụ trong nước chỉ đảm bảo 80%, còn lại là xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc.
Bà Thảo nêu mỗi năm Trung Quốc nhập từ VN khoảng 200 ngàn tấn, tăng nhẹ từng năm. Tuy nhiên, năm 2015 đã giảm. Năm nay, bà Thảo cảnh báo Trung Quốc đang tăng thuê hàng trăm ha đất tại Lào, Campuchia để trồng dưa và có thể họ sẽ giảm nhập từ VN.
Một trong những lý do tình trạng ùn ứ dưa hấu được Cục Xuất nhập khẩu đưa ra là do phía Trung Quốc chỉ cho tiếp nhận dưa hấu ở cặp cửa khẩu Tân Thanh-Pò Chài, không cho các cửa khẩu khác.
Trong khi bến bãi ở khu vực này chỉ đáp ứng vài trăm xe/ngày. Người VN lại chủ yếu bán không có hợp đồng, đưa sang biên giới mới tìm đối tác bán hàng.
Đại diện Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cũng công nhận qua tìm hiểu, Trung Quốc đã trồng tới 1.000 ha ở Lào, Campuchia. Khi đưa về họ sẽ ưu tiên nguồn dưa hấu này.
Cục Xuất nhập khẩu kiến nghị cần ưu tiên hỗ trợ các xưởng sơ chế, đóng gói để bảo quản dưa hấu; sớm xây dựng khu trung chuyển hàng nông sản xuất khẩu tại Lạng Sơn nhằm làm địa điểm tập kết khi lượng xe dồn về quá nhiều; Tổng cục Hải quan cần chỉ đạo tập trung lực lượng để hỗ trợ Lạng Sơn cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian thông quan.
Đại diện Sở Công thương Quảng Nam thì đề nghị đầu tư hạ tầng, tăng sự liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp.
Cần tập trung quy hoạch ngay từ đầu; đưa doanh nghiệp và thương nhân đầu mối về để tập trung thu mua cho bà con. Bởi hiện tại, chủ yếu là thương lái mua nhỏ lẻ, manh mún, ép giá nông dân…