Gần 20 năm trước đây, nhắc đến xúc xích, người ta sẽ nghĩ ngay đến Vissan. Giờ đây, thị trường có thêm nhiều thương hiệu mới như Đức Việt, CP, Dabaco, Việt Hương, Sài Gòn…
Thị trường lúa gạo tuần qua và dự báo tuần tới
- Cập nhật : 17/10/2015
(Tin kinh te)
Thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế bắt đầu sôi động trở lại với giá lúa gạo đồng loạt tăng.
Tuần qua, thị trường lúa gạo trong nước và thế giới nói chung bắt đầu sôi động trở lại với giá gạo xuất khẩu của hầu hết các nước đều tăng. Chốt tuần, giá gạo 5% tấm của Việt Nam duy trì ở 355 – 360 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn) cao nhất kể từ ngày 15/7 so với 350 – 355 USD/tấn tuần trước. Trong khi đó giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan tăng tiếp lên 370- 380 USD/tấn so với 360 – 365 USD/tấn (giá FOB Bangkok). Giá gạo Thái Lan tăng mạnh tuần qua chủ yếu do đồng baht tăng 1,23%.
Gạo 25% tấm của Việt Nam tăng lên 335 – 345 USD/tấn, so với 330 – 340 USD/tấn tuần trước; trong khi gạo cùng loại của Thái Lan vẫn giữ ở mức 330 – 340 USD/tấn.
Tuy nhiên, giá tăng nhiều có thể khiến khách hàng chuyển hướng sang các nguồn cung khác, như Pakistan, nơi gạo 5% tấm có giá chỉ 315 – 320 USD/tấn, FOB, thấp hơn so với giá gạo Thái Lan và Việt Nam dù đã tăng so với 310 USD/tấn một tuần trước đây.
Giá lúa gạo Việt Nam bắt đầu tăng mạnh sau các tin tức trúng thầu cung cấp gạo lớn cho Indonesia và Philippines. Các nước này tăng nhu cầu nhập khẩu gạo do dự báo tác động tiêu cực của El Nino đến nguồn cung và giá gạo.
Chính phủ Philippines dự đoán sản lượng lúa năm 2015 của nước này giảm 25% do El Nino gây khô hạn tại nhiều vùng.
Theo Cục Thống kê Nông nghiệp Philippines (BAS), dự trữ gạo của nước này trong tháng 9 giảm tháng thứ 4 liên tiếp, đạt 1,96 triệu tấn. Dự trữ gạo của hộ gia đình đạt 570.000 tấn, dự trữ gạo thương mại đạt 580.00 tấn và dự trữ gạo của Cơ quan Lương thực quốc gia (NFA) là 800.000 tấn. Số gạo này sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho 58 ngày tới.
Philippines đang xem xét nhập khẩu thêm 1 triệu tấn gạo vào năm tới nhằm duy trì lượng gạo lưu kho và kiềm chế gaiá gạo nội địa tăng.
Trong nước, thị trường lúa gạo ĐBSCL được cho là đang lên cơn sốt khan hiếm nguồn cung khi giá tăng khiến nông dân có tâm lý găm giữ chờ giá lên nữa.
Tại Cần Thơ, thương lái thu mua lúa tươi IR 50404 giá 4.200- 4.300 đồng/kg, lúa khô 5.100 - 5.300 đồng/kg. Lúa tăng kéo theo giá gạo lứt nguyên liệu lên mức 6.450 - 6.500 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg cách đây hơn một tuần. Các giống lúa hạt dài như OM 5451, OM 2517 cũng tăng giá, lúa tươi 4.500 - 4.800 đồng/kg, lúa khô 5.400 - 5.500 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg.
Cụ thể, theo Hệ thống cung cấp giá tại địa phương, diễn biến giá lúa tại một số tỉnh ĐBSCL tuần qua như sau:
Tại An Giang, lúa IR50404 tăng tới 300 đ/kg, từ 4.100 đ/kg lên 4.400 đ/kg, lúa OM 2514 tăng từ 4.500 đ/kg lên 4.600 đ/kg. Tại Bạc Liêu, lúa giống RVT tăng mạnh, lúa tươi từ 4.500 – 4.800 đ/kg lên 4.800 – 5.000 đ/kg, lúa khô từ 5.300 – 5.500 đ/kg lên 5.500 – 5.800 đ/kg. Tại Kiên Giang, lúa tẻ thường tăng từ 5.200 đ/kg lên 5.300 đ/kg, lúa dài giữ ở mức 5.600 đ/kg.
Dự đoán thị trường lúa gạo trong nước sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định, xuất khẩu gạo những tháng cuối năm của Việt Nam được dự báo sẽ tốt hơn do thời tiết khô hạn El Nino gây sụt giảm sản lượng ở nhiều nước và nhu cầu gạo tại các thị trường truyền thống đang có trường truyền thống đang có những tín hiệu hồi phục tích cực
Minh Phương (tổng hợp)
Theo Vinanet