Giá dầu WTI giảm khá mạnh trong phiên cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 4/6/2016 - giờ Việt Nam) do lo ngại kinh tế Mỹ. Trong khi dầu tuy có giảm nhẹ Brent song vẫn duy trì gần mức 50 USD/thùng nhờ đồng USD suy yếu và kỳ vọng OPEC không tăng sản lượng.
Giá cà phê trong nước đi ngang ở 35,6-36,4 triệu đồng/tấn ngày 13/10
- Cập nhật : 13/10/2015
(Tin kinh te)
Bước sang niên vụ mới, cà phê xuất khẩu chủ yếu vẫn là cà phê vụ trước do vụ thu hoạch mới đến cuối tháng 11 mới rộ nên giá cà phê không có nhiều biến động.
Sáng nay, ngày 13/10, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên không đổi so với cuối tuần trước vẫn ở mức 35,6– 36,4 triệu đồng/tấn.
Giá cà phê robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay vẫn giữ nguyên mức giá 1.683 USD/tấn.
Trong phiên giao dịch đêm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn tháng 11/2015 không thay đổi, vẫn ở mức 1623 USD/tấn, các kỳ hạn khác tăng nhẹ 3-6 USD/tấn.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn 12/2015 tăng 2,9 cent/pound hay 2,2% lên mức 134,5 cent/pound, các kỳ hạn khác cũng tăng 2,9-3 cent/pound.
Giá cà phê Arabica tháng 12/2015 tăng lên mức cao nhất trong gần 2 tháng qua và đây là phiên thứ 3 liên tiếp tăng giá do lo ngại về tình hình thời tiết khô hạn ảnh hưởng đến mùa vụ tại các khu vưc sản xuất cà phê trên thế giới.
Bên cạnh đó, những vấn đề kinh tế và chính trị tại Brazil cũng ảnh hưởng đến sự hồi phục giá cà phê. Một thời gian dài, real suy yếu so với đồng USD tuy nhiên những ngày qua đồng tiền này đang được hồi phục, cũng giúp hỗ trợ giá.
Trong khi đó, tại Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong tháng đầu tiên của niên vụ mới (bắt đầu từ 1/10) ước đạt 80.000 – 140.000 tấn. Cà phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê vụ trước, vì vụ thu hoạch mới đến cuối tháng 11 mới rộ.
Trong niên vụ cũ 2014/15, ước tính Việt Nam xuất khẩu đạt 1,26 triệu tấn, mức thấp nhất 5 năm.
Hiện tại, Việt Nam có thể đang nắm giữ 500.000 tấn cà phê, lượng tồn kho kỷ lục, dựa trên sản lượng 1,63 triệu tấn (tương đương 27,2 triệu bao loại 60kg) và lượng xuất khẩu 1,26 triệu tấn, theo ước tính của Chính phủ.
Bình Trần
Theo Vinanet