Trả giá cao để tạo niềm tin rồi sau đó lại ép bán giá thấp, “đánh bài chuồn” hay mượn danh người Việt để đứng sau đầu tư quản lý… Thương lái Trung Quốc (TQ) dùng đủ chiêu trò nhằm thao túng thị trường một số loại nông sản Việt Nam. Trong khi đó, một số người Việt, doanh nghiệp (DN) Việt vì hám lợi trước mắt đã tiếp tay cho thương lái TQ hại nông dân Việt.
Pokémon Go sẽ tạo cơn sốt mua sắm cho doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam?
- Cập nhật : 10/08/2016
(Kinh doanh)
Theo Hãng nghiên cứu bất động sản JonesLangLasalle (JLL) tại Việt Nam, trò chơi Pokémon Go - trò chơi thực tế ảo gây sốt thế giới sẽ tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ, cửa hàng thực phẩm để kết nối với người tiêu dùng, cạnh tranh với doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam.
Theo lý giải của tổ chức JLL, để chơi được Pokémon Go, người chơi phải có Pokéstops (hay còn gọi là Gyms) – một bản đồ, nơi mà những người chơi chiến đấu với nhau hoặc tìm quái vật mới. Tại Việt Nam, hiện trò chơi này mới được du nhập vào, nên rất ít Pokéstops được lập ra, ngoại trừ các địa điểm đông người, đã được lập sẵn.
Chính vì vậy, theo JLL hiện giới kinh doanh tại Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp bán lẻ lớn, cửa hàng ăn nhanh, cửa hàng thực phẩm đang có nhu cầu rất lớn để tạo Pokéstops, đặt gần cửa hàng của họ nhằm thu hút người chơi gần đó và làm tăng lượt khách đến mua sắm.
Trò chơi Pokémon Go được coi là một phương tiện để các hãng, DN bán lẻ tận dụng để quảng bá hình ảnh, kéo khách đến mua sắm
Trên thực tế, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ nước ngoài ở Úc, Mỹ cũng đã sử dụng Pokémon Go như công cụ để quảng cáo và thu hút số đông người đến chơi và mua sắm.
Tại Úc, theo JLL các thương hiệu bán lẻ lớn như Woolworths, TAB, Sportbet, KFC đã hướng mục tiêu quảng cáo tới cơn sốt trò chơi trên điện thoại này. Nhiều hãng đã sử dụng nhiều cách để lập Pokéstops ở các cửa hàng của mình, đồng thời đưa ra gợi ý để người chơi bắt được Pokémon tại các cửa hàng của họ. Điều này đồng nghĩa với việc, có thêm nhiều nơi để nhiều người tham gia chơi, từ đó giúp quảng bá được hình ảnh và thương hiệu.
Kết quả là do lo sợ mất quảng cáo mà sau đó ít lâu, Niantic - nhà phát triển và là nhà xuất bản của trò chơi này (Nintendo cũng nắm cổ phần) đã ngừng chấp nhận cho Woolworths xin tạo Pokéstops hoặc Gyms mới.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực khách sạn cũng đang lợi dụng sự nổi tiếng của trò chơi Pokémon Go để tiếp thị. Cụ thể, Mantra Group đã đặt con Pokemon Go đầu tiên trên thế giới tại các khách sạn ở Sydney và Melbourne, nhằm khuyến khích người hâm mộ đến bar của họ nơi có Pokéstop.
Trò chơi Pokémon Go được ra mắt tại Nhật Bản giữa tháng 07. Ngay từ khi ra mắt, trò chơi không chỉ đem lại doanh thu lớn cho hãng phát triển nó mà còn tạo cơn sốt cho giới trẻ trên toàn thế giới. Chỉ chưa đầy 1 tháng trò chơi này đã giúp nhà sáng lập thu về hơn 200 triệu USD.
Theo báo chí quốc tế, khi cơn sốt Pokémon Go Nhật Bản thâm nhập vào Hoa Kỳ, Anh, Úc, châu Âu lục địa và New Zealand, lĩnh vực bán lẻ sôi động của những đất nước này được chú ý hơn.
Vào đợt ra mắt, Pokémon Go đứng đầu các bảng xếp hạng “lượt tải về nhiều nhất” trên cả hai cửa hàng ứng dụng Android và Apple. Một tuần sau khi ra mắt, Pokémon Go đạt mức 65 triệu người sử dụng tại Mỹ, bằng với con số 65 triệu người sử dụng tại Mỹ của Twitter hiện nay.
Mặc dù được du nhập vào nhiều nước và giới trẻ yêu thích, nhưng trò chơi Pokémon Go yêu cầu người chơi phải di chuyển mới chiến đấu hoặc bắt được Pokémon. Do đó, đã có không ít trường hợp người đi bộ, lái xe tử vong, bị thương hoặc gây tai nạn vì trò chơi này. Chính vì vậy, rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam cảnh báo người chơi Pokémon Go nên chơi ở những nơi an toàn, không chơi Pokémon Go trong khi tham gia giao thông.