tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Những cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất thế giới

  • Cập nhật : 16/02/2016

(Tin kinh te)

Cú sốc giá dầu đầu tiên diễn ra năm 1973 với việc giá tăng gấp 4 chỉ trong 3 tháng, lên hơn 11 USD một thùng.

 
Những cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất thế giới 

1. Năm 1973 - cú sốc giá dầu đầu tiên

Ngày 16/10/1973, 10 ngày sau khi liên quân Ai Cập/Syria phát động cuộc chiến chống Israel, 6 nước Vùng Vịnh trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nâng giá dầu thêm 70%. Đây là lần đầu tiên từ khi thành lập năm 1960, tổ chức này nâng giá mà không thỏa thuận trước với các hãng dầu lớn.

Dùng dầu mỏ làm vũ khí chính trị, OPEC cũng áp lệnh cấm vận lên các nước phương Tây mà họ cho là ủng hộ Israel. Việc này khiến giá dầu tăng mạnh đột ngột, gây ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ chưa từng thấy trên toàn cầu. Đến tháng 12 năm đó, giá một thùng dầu đã lên 11,65 USD - gấp 4 lần hồi tháng 9.

 
Những cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất thế giới 

2. Năm 1979

Do tác động tổng hợp từ cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iran và cuộc chiến Iran-Iraq sau đó (1980-1981), sản xuất dầu thô trên thế giới giảm sút, khiến giá lại tăng vọt. Đến cuối năm 1979, cơn sốc giá dầu lần thứ 2 này đã đẩy giá lên 40 USD một thùng. Các nước tiêu thụ sau đó đối phó bằng cách tiết kiệm và đa dạng hóa nguồn năng lượng.

 
Những cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất thế giới 

3. Năm 1986

Khi kinh tế thế giới xuống dốc, giá dầu cũng đi xuống từ tháng 12/1985 đến cuối năm 1986, bất chấp nhiều đợt cắt giảm sản lượng, do OPEC không thể thuyết phục các nước không thuộc tổ chức này làm theo mình.

Kuwait và Ảrập Xêút vì thế đã quyết định phát động cuộc chiến giá, bằng cách tăng bơm dầu ra thị trường. Giá một thùng dầu giảm xuống chỉ còn 8 USD, buộc các nước phi OPEC kiềm chế sản xuất.

Giá sau đó leo lên trên 40 USD một thùng cuối thập niên 90, ngay trước khi Chiến tranh Vùng Vịnh đầu tiên nổ ra.

 
Những cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất thế giới 

4. Năm 1997

Tháng 11/1997, các nước OPEC quyết định nâng sản lượng thêm 10% mà không quan tâm đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Giá đã giảm tới 40%, xuống dưới 10 USD một thùng cuối năm 1998.

OPEC sau đó đã phải chật vật gần 1,5 năm để giải quyết việc này. Họ giảm sản lượng kể cả khi nhu cầu tăng lên. Đến tháng 9/2000, giá dầu đã lên 32 USD.

 
Những cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất thế giới 

5. Năm 2004-2007

Từ giữa năm 2004, giá dầu tăng cao do căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu. Trong đó có các vụ tấn công cơ sở sản xuất của Iraq, căng thẳng leo thang trên khắp Trung Đông, bất ổn xã hội tại Nigeria và Venezuela - 2 nước sản xuất dầu lớn của thế giới.

Tháng 10/2004, giá một thùng dầu tăng vọt lên trên 50 USD. Đến tháng 8/2005, cơn bão Katrina phá hỏng các cơ sở lọc dầu tại Vịnh Mexico, đẩy giá lên trên 70 USD.

 
Những cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất thế giới 

6. Năm 2008

Tháng 1/2008, giá dầu vượt ngưỡng tâm lý 100 USD một thùng, do dự trữ dầu thô tại Mỹ đi xuống và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại. Những tháng sau đó, giá còn tăng mạnh hơn khi USD mất giá so với các tiền tệ lớn trên thế giới, do phần lớn các hợp đồng mua bán dầu được thanh toán bằng USD. Đến ngày 11/7, giá dầu đã lên kỷ lục 147 USD một thùng.

 
Những cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất thế giới 

7. Năm 2008-2009

Chỉ trong 5 tháng, giá dầu mất gần hai phần ba, chạm 32 USD một thùng vào tháng 12/2008. Đây là thời điểm thế giới trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, xuất phát từ sự đổ vỡ cho vay dưới chuẩn tại Mỹ.

Việc giảm sản xuất đã giúp giá dầu bật lên đầu năm 2009. Đến cuối tháng 6, giá lên trên 73 USD một thùng.

 
Những cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất thế giới 

8. Năm 2011

Việc Libya ngừng sản xuất do nội chiến đã đẩy giá tăng 35% chỉ trong 3 tháng đầu năm, lên 127 USD một thùng. Mức giá đỉnh thứ 2 được thiết lập vào tháng 2/2012, sau khi châu Âu áp đặt hàng loạt lệnh cấm vận thương mại lên dầu thô của Iran.

 
Những cuộc khủng hoảng giá dầu lớn nhất thế giới 

9. Năm 2015-2016

Dư cung toàn cầu do sự bùng nổ dầu đá phiến tại Mỹ đã khiến giá dầu lao dốc từ giữa năm 2014. Năm ngoái, dầu thô thế giới mất hơn 30% và chỉ riêng đầu năm nay đã mất 20%.

Giữa năm 2014, một thùng dầu có giá 110 USD. Nhưng nay, giá chỉ quanh 30 USD trong bối cảnh nhu cầu yếu và nguồn cung từ Iran sắp tràn vào thị trường sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế bị gỡ bỏ.

 

Hà Thu
 (theo AFP, Vnexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục