Cơ chế giải quyết tranh chấp là công cụ đặc biệt quan trọng bảo vệ nền thương mại tự do. Mọi cuộc tranh chấp thương mại đều có tác dụng nhất định đối với các bên liên quan.
Kỳ vọng rau quả Việt Nam
- Cập nhật : 29/12/2015
(Thi truong)
Tăng trưởng gần 50% so với năm 2015, ngành rau quả được coi như “hiện tượng” bứt phá ngoạn mục trong xuất khẩu nông sản năm nay.
Nhiều diện tích rau trái được công nhận VietGap cho giá trị xuất khẩu cao vượt bậc - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả đạt 2,2 tỉ USD, tăng tới 47% so với năm 2014. Đây là mức tăng trưởng ngoạn mục của một ngành sản xuất có nhiều lợi thế, thế mạnh. Trong năm, nhiều loại trái cây, như nhãn, vải, xoài đã tiếp cận được với nhiều thị trường xuất khẩu khó tính, như Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản… góp phần giúp cho xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng mạnh.
Việc tiếp cận những thị trường này có được là do thời gian qua, nước ta có nhiều diện tích rau quả đạt tiêu chuẩn VietGAP. Điển hình như trong tháng 9/2015, đã có trên 20 ha nhãn lồng Hưng Yên đạt tiêu chuẩn VietGAP được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, sản phẩm thanh long cũng đã được thị trường Nhật Bản chấp nhận.
Có thêm thị trường mới cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhiều rủi ro. Những biến động của thị trường này đã và đang gây nên những bấp bênh về giá cả, khiến các nhà vườn thanh long và nông dân điêu đứng.
Theo ông Đinh Văn Hương, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit): “Nhiều mặt hàng hoa quả, rau củ quả của Việt Nam có thừa chất lượng nhưng rất thiếu bộ nhận diện thương hiệu. Các chỉ dẫn địa lý mới chỉ áp dụng cho thanh long ruột đỏ, các mặt hàng khác không được đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu và chỉ dẫn địa lý nên rất khó đi vào các chợ, trung tâm thương mại của các nước. Sản phẩm được tiêu thụ vẫn phần lớn do cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài và bán được nhiều chủ yếu là do các đối tác nước ngoài chủ động nhập khẩu, đóng gói theo quy trình và công nghệ tiên tiến”.
Tuy xuất khẩu rau quả có bước tiến bất ngờ, nhưng vẫn còn bấp bênh về thị trường. Cụ thể, tỉ trọng xuất khẩu hoa quả Việt Nam sang các nước có thị trường giá trị cao như Nhật, EU, Mỹ, Australia không nhiều khiến giá trị gia tăng của mặt hàng này không cao và thường gánh chịu rủi ro. Theo Vinafruit, trong các điều kiện để gia tăng xuất khẩu, chỉ cần áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn sản xuất sạch của nước nhập khẩu cũng như tiêu chuẩn GlobalGAP, rau quả Việt Nam sẽ tự vươn xa không chỉ 2 tỉ USD/năm.
Cả nước hiện có trên 100 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất 300.000 tấn sản phẩm/năm. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp trong số này có giấy phép xuất khẩu, các doanh nghiệp vẫn chủ yếu làm đầu mối thu mua và bán lại cho các thương lái nước ngoài để ăn chênh giá nên chưa có chiến lược xâm nhập thị trường bài bản đến từng thị trường.
Xuất khẩu nông sản đạt 30,14 tỉ USD
Tuy nhiên, bức tranh chung về xuất khẩu nông sản năm 2015 lại không được tươi sáng như xuất khẩu rau quả.
Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2015 đạt 30,14 tỉ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,95 tỉ USD, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12/2015 ước đạt 629.000 tấn với giá trị đạt 267 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo năm 2015 ước đạt gần 6,7 triệu tấn và 2,85 tỉ USD, tăng 5,8% về khối lượng nhưng giảm 2,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2015 với 31,73% thị phần.
Đối với ngành hàng cao su, ước tính năm 2015 xuất khẩu cao su đạt 1,13 triệu tấn, giá trị đạt 1,52 tỉ USD, tăng 6,1% về khối lượng nhưng giảm 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2015, chiếm 72,73% thị phần.
Khối lượng xuất khẩu chè năm 2015 ước đạt 123.000 tấn với giá trị đạt 211 triệu USD, giảm 6,8% về khối lượng và giảm 7,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá chè xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2015 đạt 1.712 USD/tấn.
Khối lượng hạt điều xuất khẩu năm 2015 đạt 328.000 tấn với 2,39 tỉ USD, tăng 8,3% về khối lượng và tăng 20,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2015 đạt 7.291 USD/tấn, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2014. Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam.
Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 12/2015 ước đạt 8.000 tấn, với giá trị đạt 72 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu năm 2015 lên 135.000 tấn với giá trị 1,26 tỉ USD, giảm 13% về khối lượng nhưng tăng 5% về giá trị. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2015 đạt 9.335 USD/tấn, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 12/2015 đạt 629 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu năm 2015 đạt 6,77 tỉ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2014. Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc – 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2015 – chiếm 67,46% tổng giá trị xuất khẩu...