Chính phủ Ấn Độ cho rằng nước này sẽ được hưởng lợi khi quan hệ Mỹ - Trung xấu đi nhờ vị thế hùng mạnh tại châu Á...

Hàng Việt Nam đứng thứ 46 trên thế giới về độ tin cậy, cao hơn Trung Quốc 3 bậc, theo khảo sát của Statista.
Hãng nghiên cứu thị trường Statista (Đức) vừa công bố báo cáo Made In Country Index 2017, khảo sát hơn 43.000 người tiêu dùng tại 52 quốc gia, vùng lãnh thổ (đại diện cho khoảng 90% dân số thế giới) để tìm ra sản phẩm nước nào được tin tưởng nhất thế giới.
Theo đó, Việt Nam được 34 điểm (nước dẫn đầu được 100 điểm), đứng thứ 46 trong danh sách. Nhìn chung, hàng Việt Nam được nhận định có chất lượng và giá cả thấp, với hầu hết các đặc tính sản phẩm dưới trung bình thế giới.
Tuy được đánh giá cao hơn "Made in China" song hàng hóa có xuất xứ Việt Nam nhìn chung vẫn ở nhóm dưới trong 52 nền sản xuất được khảo sát.
Trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc xếp áp chót (thứ 49), với chỉ 28 điểm. Iran đứng cuối cùng với 27 điểm. Hàng Việt Nam và Trung Quốc đều được đánh giá cao về tính kinh tế (Very good value for money). Tuy nhiên, trong khi hàng "Made in China" được coi trọng tại quê nhà thì người Việt vẫn chuộng hàng ngoại hơn (hàng Việt Nam chỉ xếp thứ 42/52 về mức độ uy tín đối với người tiêu dùng nội địa). Trên thế giới, thứ hạng của hàng Việt Nam cao nhất là tại Ecuador (thứ 10) và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (thứ 20).
Riêng tại Việt Nam, hàng hóa Nhật Bản được tin tưởng nhất. 100% người được hỏi đánh giá tích cực về sản phẩm nước này.Trên thế giới, đứng đầu danh sách năm nay là Đức, khi được 13 quốc gia lựa chọn là đáng tin cậy nhất. Sản phẩm của doanh nghiệp nước này được đánh giá cao nhất thế giới về Chất lượng, bất chấp scandal gian lận khí thải của Volkswagen năm ngoái. Họ đạt điểm cao nhất (100), theo sau là Thụy Sĩ (98) và EU (92).
Các đại diện châu Âu thống trị top 10. Nhật Bản là quốc gia duy nhất đến từ châu Á trong top này, với vị trí thứ 8, đồng hạng Mỹ và Pháp.
Sản phẩm từ Italy được đánh giá cao nhất về Sự độc đáo và Thiết kế. Trong khi đó, sản phẩm Nhật Bản được hơn nửa người tham gia nhận định có Công nghệ tiên tiến nhất.
Trong khảo sát của Statista, người tham gia sẽ được hỏi 3 câu hỏi: “Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm”, “Nhận thức của bạn về nó thay đổi thế nào trong 12 tháng qua”, “Đặc điểm nào sau đây khiến bạn nghĩ đến sản phẩm của quốc gia / vùng lãnh thổ này”. Các đặc tính sản phẩm được đưa ra là Tính kinh tế, Mức độ công bằng trong sản xuất, Sự độc đáo, Hàng thật, Thiết kế xuất sắc, Công nghệ tiên tiến, Chất lượng cao, Độ bền, Độ bảo mật và Khả năng chứng tỏ vị thế.
Hà Thu
Theo Vnexpress.net
Chính phủ Ấn Độ cho rằng nước này sẽ được hưởng lợi khi quan hệ Mỹ - Trung xấu đi nhờ vị thế hùng mạnh tại châu Á...
Câu chuyện đơn hàng dường như không phải là vấn đề đáng chú ý nhất đối với các DN dệt may bởi nhiều DN đã có đơn hàng đến hết quý II/2017, thậm chí là có đơn hàng đến tháng 8.
Mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2016 đã tạo được nhiều dấu ấn, nhưng đằng sau những con số này vẫn còn ẩn chứa một số tồn tại cần nhanh chóng khắc phục để hướng tới sự phát triển bền vững và hiệu quả của xuất nhập khẩu.
Xu hướng kiện phòng vệ thương mại ở các thị trường chắc chắn sẽ còn tăng mạnh
Hàng Trung Quốc bị đánh giá "rất tệ tại Đông Nam Á" nói riêng và cả thế giới nói chung
Theo xếp hạng về Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) do Tập đoàn tư vấn thị trường AT Kearney (Mỹ) công bố hàng năm, Việt Nam vẫn nằm trong Top 30 thị trường bán lẻ mới nổi hấp dẫn nhất thế giới cho đầu tư nước ngoài.
Ngành lúa gạo bị ám ảnh quá lâu về an ninh lương thực, xuất phát từ thời kỳ chúng ta thiếu đói.
Việc Chính phủ mới đây phát đi thông điệp mạnh mẽ về việc thoái vốn tại Sabeco, Habeco được coi là cơ hội hiếm có để thâu tóm những công ty đang dẫn đầu thị trường Việt Nam – một trong những nước tiêu thụ bia lớn nhất thế giới. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tất cả những ông lớn trên thế giới đều đang quan tâm đến hai thương vụ này.
Thị trường Việt Nam được đánh giá là “màu mỡ” cho ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhưng doanh nghiệp Việt Nam trong ngành hàng này không giành ngôi 'vương'.
Với sự ra đời của hàng loạt các trung tâm thương mại lớn (mega mall), nguồn cung mặt bằng bán lẻ đã tăng mạnh. Tuy nhiên, quy mô thị trường so với một số nước trong khu vực vẫn còn khiêm tốn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự