Theo kết quả khảo sát của hãng tin AFP, kinh tế Trung Quốc trong năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 7%, mức tăng trưởng yếu nhất trong vòng 1/4 thế kỷ qua, đồng thời dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ tiếp tục đi xuống trong năm 2016.
Trung Quốc mặc cả cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
- Cập nhật : 27/09/2017
Lợi ích chung thương mại Mỹ-Trung lớn hơn những gì Mỹ cho rằng mình được lợi từ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 25/9 chia sẻ về quan điểm của ông với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang dần được hình thành.
Phát biểu trong buổi tiếp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tại Bắc Kinh đã khẳng định, các lợi ích chung giữa Trung Quốc và Mỹ có được sẽ lớn hơn rất nhiều so với những bất đồng trong quan hệ thương mại.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh tới vai trò là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ và luôn nỗ lực mở rộng lĩnh vực thương mại hàng hóa và dịch vụ với Mỹ trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Đồng thời giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và tham vấn.
Ông Cường cũng nhấn mạnh về tiềm năng phát triển kinh tế tại thị trường Trung Quốc mà nếu tiếp tục và mở rộng đầu tư thì Mỹ sẽ có rất nhiều thuận lợi.
Bắc Kinh hoan nghênh các nhà đầu tư Mỹ tới Trung quốc và hy vọng Mỹ cũng sẽ công bằng trong việc đối xử với nhà đầu tư Trung Quốc ở đất Mỹ.
Thủ tướng Trung Quốc cũng đặc biệt nhắc tới các hạn chế trong lĩnh vực công nghệ cao mà Mỹ thời gian qua đã cảnh báo Bắc Kinh về các hợp tác trong lĩnh vực này đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ. Thủ tướng Lý Khắc Cường đề xuất nới lỏng các hạn chế trên.
Trung Quốc định liệu gì với cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động?
Tuyên bố mới của Thủ tướng Lý Khắc Cường trong cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Mỹ đang khoe những điểm tốt, che những điểm yếu mà mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung mang lại. Từ đó hướng tới việc lắng nghe và đối thoại để giải quyết những lĩnh vực mà Mỹ cho là "có vấn đề".
Dường như Trung Quốc đang "mặc cả" rất khéo léo khi trước hết nhắc tới những thành quả của hợp tác Mỹ-Trung và tiềm năng thị trường tiêu dùng ở Trung Quốc.
Đây là lợi ích lâu nay mà Mỹ đã chứng thực được, từ đó có thể đánh giá lợi ích thực sự Trung Quốc mang lại cho hợp tác đôi bên.
Cuộc mặc cả này đang đi theo đúng quan điểm và tư duy lợi ích của giới kinh doanh Mỹ. Trung Quốc đã nhắc đến "đại cục" về lợi ích kinh tế song phương nếu tiếp tục hợp tác, và lợi ích kinh tế thay thế nếu Mỹ chọn phương pháp ghìm chặt Trung Quốc.
Việc còn lại là lựa chọn của người Mỹ.
Thực tế, đây cũng là những điều mà Washington và chính quyền Tổng thống Donald Trump đang muốn hướng tới.
Tuy nhiên, việc ngồi lại với nhau để cùng đối thoại về một vấn đề trong kinh doanh sẽ mang lại nhiều rủi ro cho Mỹ hơn là áp đặt thẳng thắn các yếu tố tiêu cực vào quan hệ song phương.
Hợp tác Mỹ-Trung lâu nay đã mang tới lợi nhuận cho cả hai nhưng ở vị thế là người đang chịu thua thiệt xét theo cán cân thương mại song phương, chiến lược của giới kinh doanh làm lãnh đạo chính quyền Mỹ là đặt mình ở vị trí cao hơn, đứng ở thế chủ động để ra đòn gây áp lực.
Cựu chuyên gia tư vấn chiến lược của ông Trump- Steven Bannon từng cảnh báo về khả năng phát triển của Trung Quốc trong 25-30 năm tới có thể sánh với Mỹ để làm bá chủ và nếu không tìm cách để làm suy yếu đối phương thì chính Mỹ sẽ phải hối tiếc.
Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm Chiến lược Truyền thông Nga Dmitry Abzalov nhận định, chính sự hợp tác chặt chẽ và liên đới với nhau, việc Mỹ hay Trung Quốc đưa ra các biện pháp hạn chế và đáp trả sẽ chỉ mang tới thiệt hại cho cả 2 bên.
"Trước đây, khi Trung Quốc chỉ mới bắt đầu tăng trưởng kinh tế thì việc đưa ra hạn chế thương mại trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa đối với Hoa Kỳ sẽ thực sự có hiệu quả hơn. Còn hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đang tích hợp chặt chẽ với thế giới, trong đó có cả thị trường Mỹ, thì việc gây thiệt hại cho họ mà không gây khó cho nền kinh doanh và người tiêu dùng Mỹ, là điều khó thực hiện" - ông Abzalov nói.
Khi tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc, Nhà Trắng không chỉ trừng phạt các nhà sản xuất Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng tới các công ty Mỹ có thời gian dài đặt nhà máy sản xuất tại các nước Đông Nam Á, trong đó có cả ở Trung Quốc.
Một ví dụ điển hình là tập đoàn Apple Inc., họ sản xuất iPhone và iPad ở Trung Quốc sau đó đưa về bán ở Mỹ.
Các nhà chế biến Mỹ sẽ phải đau đầu trước hàng hóa trung gian Trung Quốc, cũng như các chuỗi bán lẻ phải đối mặt với các mặt hàng Trung Quốc giá rẻ như hàng tiêu dùng điện tử, đồ gỗ và quần áo.
Đồng thời, các lĩnh vực "nặng ký" của nền kinh tế Trung Quốc sẽ không chịu các thiệt hại hữu hình. Ví dụ, doanh thu của ngành thép Trung Quốc tại Mỹ không chiếm đến 3% tổng hàng hóa xuất khẩu sang nước này.
Và nếu Bắc Kinh đi đến các bước đối xứng và hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ thì các nhà sản xuất Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp cho Trung Quốc các sản phẩm nông nghiệp, máy bay, thiết bị vận tải và nhiều mặt hàng khác.
Việc tìm nhà cung cấp mới đối với Trung Quốc sẽ dễ dàng và với giá cả rẻ hơn so với việc Hoa Kỳ đi tìm người tiêu dùng mới.
Ông Dmitry Abzalov cho rằng cả Mỹ và Trung Quốc cùng phương hại nếu tiếp tục các ganh đua biện pháp trừng phạt kinh tế: "Hậu quả của cuộc chiến thương mại này là: doanh nghiệp Mỹ có nguy cơ mất đi thị trường rộng lớn với sức mua ngày càng tăng như Trung Quốc".
Ông Abzalov cũng nhấn mạnh rằng tổng trái phiếu kho bạc Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ đã vượt quá 1.000 tỉ USD.
Và nếu trong quá trình phát động cuộc chiến thương mại, Trung Quốc nếu chọn cách bán ồ ạt trái phiếu của họ, thì chỉ trong thời gian ngắn nhất họ có thể làm suy yếu toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ.
Đông Phong
Theo Baodatviet.vn