Tình trạng kinh tế “trì trệ trường kỳ” tại các nước phát triển trở nên xấu đi, trong khi các thị trường mới nổi lớn, đi đầu là Trung Quốc, lại đang sa sút.
Lộ diện đối thủ của TPP
- Cập nhật : 18/10/2015
(Thuong mai)
Theo giới chuyên gia, việc đạt được thỏa thuận Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ dẫn đến sự gia tăng cường độ các cuộc đàm phán về giao thương giữa các quốc gia còn lại của trên toàn châu Á.
Các nhà đàm phán của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP – hiệp định thương mại tự do giữa 10 nước ASEAN và 6 quốc gia gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) vừa khởi động vòng đàm phán thứ 10 kể từ năm 2012.
Theo giáo sư Kaewkamol Pitakdumrongkit của trường S. Rajaratnam School of International Studies (RSIS) thuộc đại học Nanyang Technological University (NTU), Singapore nhận định thì “Ông chưa dám khẳng định 100% về khả năng các thỏa thuận của RCEP sẽ được thông qua ngay nhưng đang có một sự đồng thuận rất cao từ các thành viên RCEP, đặc biệt là các quốc gia không nằm trong khối TPP, vì họ nhận ra rằng họ có thể bị gạt ra ngoài xu hướng dịch chuyển mới của thương mại toàn cầu trong thời gian tới”.
Vị nữ tân giáo sư này còn nhấn mạnh thêm trong một email trả lời phỏng vấn với CNBC rằng “Suy nghĩ về sự thua thiệt và bị loại bỏ khỏi cuộc chơi này của các quốc gia nằm ngoài TPP nhưng nằm trong RCEP sẽ là động lực lớn nhất để sơm đạt được một thỏa thuận”.
Deborah Elms, giám đốc điều hành tại Asia Trade Center cũng đồng tình: “Các quốc gia trong RCEP đã thường xuyên quan sát và theo dõi qua các vòng đàm phán của TPP và họ các vòng đàm phán cho tới nay có mục tiêu có thể chốt được cac phương án hợp tác với thời hạn chót vào cuối năm nay tuy nhiên họ không phải chịu một áp lực nào quá lớn. Nhưng tuần trước khi mà hiệp định TPP đã đạt được sự đồng thuận chung thì thực sự đã xuất hiện các áp lực nhiều hơn cho các quốc gia RCEP nhằm đưa đến những kết quả cao hơn và cần sự gắn kết và đồng thuận lớn hơn”.
Còn Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc thì các nước tham gia vào hiệp định thương mại tự do khu vực trong tuần này sẽ thảo luận về các nguyên tắc tự do hóa thị trường và lập ra một danh sách các sản phẩm được tự do giao thương đối với mỗi quốc gia thuộc RCEP. Các vấn đề thương mại khác, bao gồm cả hợp tác kinh tế, hệ thống pháp lý, hay các rào cản thương mại và thương mại điện tử cũng sẽ được đưa vào chương trình nghị sự lần này.
Một quan chức cấp cao của Malaysia tham dự các cuộc họp tại Busan cũng đã bày tỏ với tờ báo tiếng Anh The Star của họ hôm thứ 2 rằng “Chúng tôi không chắc chắn về kết quả sẽ đạt được ở giai đoạn này, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều tiến triển tốt đẹp hơn. Những kỳ vọng thì rất to lớn. Đây là một vòng đàm phán bản lề và quan trọng là sắp tới chúng tôi cũng sẽ phải báo cáo với các nhà lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào tháng tới”.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP đã được hình thành vào năm 2013 với sự tham gia của 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với các đối tác thương mại khu vực bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.
ASEAN là một hiệp hội các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á được thành lập vào ngày 8/8/1967, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia.
Theo Bộ thương mại Hàn Quốc cho biết: Sáng kiến thành lập RCEP nhằm thiết lập sự hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa ASEAN và các đối tác kinh tế trong khu vực Đông Á, trong đó tập trung chủ yếu vào thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Nếu được ký kết, hiệp định thương mại tự do khu vực sẽ tạo ra một khối kinh tế thống nhất với tổng số dân vào khoảng 3,4 tỷ người và kim ngạch thương mại có thể lên tới 10,6 tỷ USD, chiếm gần 30% của thương mại toàn cầu.
Trung Quốc được coi là động lực chính cho hiệp định thương mại này của khu vực, được xem như là một đối trọng với hiệp định TPP do Mỹ dẫn đầu, nơi mà nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới không được tham gia cùng.
Trong khối RCEP hiện nay thì hiện đang có 7 quốc gia là Australia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore, Việt Nam và Brunei - là một phần trong số 12 quốc gia cũng tham gia trong khối TPP.
Những rào cản để đạt được một thỏa thuận
Theo hầu hết các chuyên gia thì thỏa thuận cuối cùng để đi đến ký kết một nguyên tắc chung chưa thể đạt được trong tuần này do vẫn còn tồn tại những khó khăn về công nghệ và phần nào là cả về rào cản chính trị của từng quốc gia.
Giáo sư Pitakdumrongkit của đại học NTU Singapore lưu ý thêm rằng: “Chương trình nghị sự lần này của RCEP sẽ bao gồm các cuộc thảo luận về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), thương mại điện tử, … Liệu tất cả các thành viên RCEP đều có quyền SHTT như nhau không hay hạ tầng trong lĩnh vực thương mại điện tử có tương tự nhau không? Đó là một vấn đề không đơn giản và dễ dàng trong đàm phán và thống nhất lần này. Rồi phải tính đến việc làm thế nào khối RCEP có thể phát triển các quy tắc đó để tương thích hoặc áp dụng được cho tất cả các thành viên? Đó thực sự là một thách thức không đơn giản”.
Elms Còn theo nhận định của giám đốc điều hành của Asia Trade Centre thì sự “thiếu nhiệt tình” về tự do hóa thương mại ở các nước như Ấn Độ hay Indonesia đang “là vấn đề làm đau đầu cho các nước còn lại có tham vọng nhiều hơn trong khối RCEP”.
Ai sẽ được hưởng lợi nhất?
Theo Asia Trade Centre thì Trung Quốc sẽ là “quốc gia được hưởng lợi lớn hơn cả” nếu RCEP đạt được thỏa thuận. Và “nếu bạn đang không ở trong TPP và bạn không có thỏa thuận hợp tác nào với Liên minh châu Âu, đó là một báo động khá đáng kể bởi vì bạn đang lạc lối và không có được những đối tác thương mại chính yếu của thế giới. Chính vì vậy mà Trung Quốc đang rất mong muốn vào sự hình thành một chuỗi cung ứng mới tại châu Á này nhằm gia tăng lợi ích của họ đối với khu vực đang được coi là năng động nhất toàn cầu hiện nay”.
Theo một bài bình luận của Ma Jun, kinh tế trưởng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), được xuất bản trong bản tin chính thức của tờ Tin tức Chứng khoán Thượng Hải cuối tuần trước thì Trung Quốc có thể mất một tới 2,2% tăng trưởng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thời gian tới nếu Bắc Kinh nằm ngoài khối TPP.
Trong khi đó nếu thỏa thuận của khối RCEP được ký kết có thể giúp Trung Quốc trở thành một đối trọng lớn ảnh hưởng đến kinh tế toàn khu vực.
Các quốc gia Đông Nam Á khác không nằm trong hiệp ước TPP cũng đang rất nỗ lực để đạt được các thỏa thuận từ RCEP, nhưng quy mô và chiều sâu của lợi ích các bên sẽ xoay quanh “chất lượng” trong các cuộc đàm phán sắp tới. Một số quốc gia ASEAN chưa phải là thành viên của TPP thực sự cần có một RCEP nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế từng quốc gia cũng như trong toàn khu vực.a