Số nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc hiện là rất lớn nhưng những cải cách để kiểm soát yếu tố đòn bẩy, giám sát tài chính và tạo thuận lợi cho việc có nhiều nguồn thu nhập bền vững hơn sẽ giúp giảm bớt các rủi ro.
Thay đổi đặc biệt ở quỹ hưu trí lớn nhất thế giới
- Cập nhật : 17/02/2016
(Tin kinh te)
Theo Bank of America Corp, quỹ hưu trí GPIF của Nhật Bản sẽ mua cổ phiếu trong nước với tổng giá trị 6,2 nghìn tỷ yên (tương đương với 54 tỷ USD) để cân đối lại danh mục trong bối cảnh lãi suất âm.
Quỹ đầu tư hưu trí chính phủ Nhật Bản (GPIF) là quỹ hưu trí công lớn nhất thế giới, trị giá 1,2 nghìn tỷ USD. GPIF có 2 lý do để tiếp tục chuyển hướng đầu tư từ trái phiếu sang cổ phiếu: trái phiếu Chính phủ đang có lãi âm và đà lao dốc của TTCK khiến giá cổ phiếu xuống thấp nhất 3 năm.
Theo Credit Agricole, việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định áp dụng lãi suất âm đã buộc GPIF phải giảm tỷ lệ nắm giữtrái phiếu trong nước xuống còn 25%, giảm 10 điểm phần trăm so với mức mục tiêu hiện tại. Theo Bank of America Corp, GPIF sẽ phải muacổ phiếu trong nước với tổng giá trị 6,2 nghìn tỷ yên, tương đương với 54 tỷ USD.
Cuộc chiến hưu trí của Nhật Bản
Ông Kazuhiko Ogata, nghiên cứu kinh tế của Credit Agricole Tokyo cho biết: khi trái phiếu chính phủ Nhật mang lại lãi suất âm, GPIF phải trả lời câu hỏi liệu quỹ này có thể tiếp tục giữ mãi lượng trái phiếu lớn hay không. Họ sẽ phải hạ tỷ lệ trái phiếu nắm giữ, đồng thời mua thêm cổ phiếu và chứng khoán nước ngoài.
GPIF đang giữ trong tay lượng trái phiếu chính phủ với trị giá 50 nghìn tỷ yên, trong khi lượng trái phiếu này sẽ mang lại lãi âm, còn quỹ thì buộc phải sinh lợi nhuận do Nhật là nước có số người già tăng nhanh nhất thế giới.
Tháng trước, Thống đốc ngân hàng trung ương Haruhiko Kuroda quyết định để lãi suất âm để kích thích chi tiêu và tăng lạm phát. Chỉ số Topix index chỉ tăng được trong 2 ngày và sau đó giảm mạnh. Tính từ đầu năm, lượng vốn rút ra khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu đã vượt mức 7 nghìn tỷ USD. Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật thời hạn 10 năm giảm xuống còn -0,035%.
Chỉ số Topix giảm 7,8% từ cuối tháng 9, trong khi đó, chỉ số Bloomberg Sovereign Bond Index tăng 2,4%. Ngày 12/2/2016, hệ số P/E của chứng khoán Nhật là 12 lần, gần tương đương với thời điểm tháng 9/2012.
Theo ông Shuichi Ohsaki, chiến lược gia trưởng về lãi suất của Nhật Bản tại Bank of America Merrill Lynch, trong một môi trường mà giá chứng khoán rẻ và giá trái phiếu cao, GPIF có lẽ sẽ phải bán trái phiếu và mua cổ phiếu. Khi BOJ áp dụng lãi âm, GPIF có nhiều khả năng sẽ phải giảm trái phiếu trong nước để mua chứng khoán Nhật Bản.
Phải bán
Theo ước tính của ông Ohsaki, trái phiếu trong nước chiếm 42% trong tổng danh mục đầu tư của GPIF. Cổ phiếu Nhật chiếm 19%, trái phiếu nước ngoài chiếm 14% và chứng khoán nước ngoài là 20%. Điều này cho thấy quỹ phải bán trái phiếu Nhật Bản với trị giá 11,7 nghìn tỷ yên để đạt mục tiêu 35% tổng danh mục đầu tư là trái phiếu Nhật. Ước tính này dựa trên những chuyển động gần đây của thị trường gần đây và giả định là GPIF vẫn giữ nguyên lượng tài sản theo như báo cáo tháng 9/2015.
GPIF không phải là nhà đầu tư lớn duy nhất của Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi chính sách lãi âm. Japan Post Bank sẽ phải tạm dừng kế hoạch ra mắt quỹ trái phiếu chính phủ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Theo ông Shinichiro Nakamura, nhà phân tích cao cấp của SMBC Nikko Securities Inc Tokyo, Japan Post Bank cũng là một trong những đơn vị nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ Nhật Bản nhất. Đây là tài sản mang lại hơn 90% tổng lợi nhuận từ thu nhập lãi cho công ty này. Do đó, Japan Post Bank sẽ phải hứng chịu nhiều thiệt hại nhất do chính sách lãi âm gây ra.
Áp lực chính trị
Dù thế nào thì GPIF vẫn phải chịu sự giám sát của công chúng và các chính trị gia. Đảng đối lập chỉ trích thủ tướng Abe, cho rằng quỹ lương hưu sẽ vỡ khi khi chứng khoán sụt giảm. Trong 3 tháng, từ tháng 6 đến hết tháng 9/2015, quỹ mất 7,9 nghìn tỷ yên. Đây là kết quả tồi tệ nhất kể từ năm 2008, sau khi Topix giảm 13%.
Theo báo cáo được GPIF đưa ra, theo kịch bản kinh tế lạc quan nhất, tỷ lệ lợi tức từ trái phiếu sẽ đạt 2,6%, chứng khoán trong nước mang lại lãi 6%, trái phiếu nước ngoài lãi 3,7% và cổ phiếu nước ngoài lãi 6,4%.
Thu Trang
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg