Đó là nhận định của ngân hàng Merrill Lynch thuộc Bank of America về hướng đi của đồng nhân dân tệ trong thời gian tới. Bản tệ Trung Quốc có thể sụt giá đến 10% so với USD trong năm sau.
Hệ lụy đầu tư từ Trung Quốc
- Cập nhật : 24/03/2016
(Tin kinh te)
Có vẻ cơn sốt đầu tư của Trung Quốc vào Phương Tây vẫn chưa hạ nhiệt, liên tục các số liệu cập nhật gần đây tăng chóng mặt. Từ đầu năm tới nay giới đầu tư Trung Quốc đã “rót” hơn 70 tỷ USD vào Mỹ và Châu Âu, bất chấp những khó khăn trong nước. Nhưng liệu những khoản đầu tư này có thực sự bền vững?
Tờ Financial Times gần đây trích báo cáo của hãng luật Baker & McKenzie và công ty tư vấn Rhodium Group cho biết, giới đầu tư Trung Quốc đã đổ vào Mỹ và Châu Âu khoảng 38 tỷ USD trong năm 2015. Trong đó, đầu tư vào Mỹ là 15 tỷ USD, châu Âu là 23 tỷ USD. Phần lớn trong số này là đổ vào bất động sản và tài chính.
Mới đây nhất, Công ty bảo hiểm Anbang của Trung Quốc đạt một thỏa thuận trị giá 6,5 tỷ USD mua lại công ty khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp Strategic Hotels & Resorts của Mỹ. Vụ thâu tóm này là dấu hiệu mới nhất cho thấy chiến dịch thâu tóm tài sản nước ngoài chưa từng có tiền lệ của Trung Quốc vẫn tiếp tục trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới phải đối mặt với hàng loạt thách thức.
Theo nhận định, việc Trung Quốc đầu tư vào Mỹ có một phần là nhằm tận dụng những ưu điểm về công nghệ, thương hiệu cũng như lực lượng lao động có tay nghề cao của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Còn với thị trường Châu Âu, hầu như người Trung Quốc đang đầu tư ở mọi nơi từ Italia, Pháp tới Autralia… đâu đâu người ta cũng thấy các đại gia Trung Quốc M&A. Trong đó, thương vụ được cho là lớn nhất của giới đầu tư Mỹ vào châu Âu “rơi” vào thị trường Italia là thỏa thuận đầu tư giữa tập đoàn Pirelli của Italy và tập đoàn ChemChina của Trung Quốc lên tới 7,9 tỷ USD. Vốn được xem là nền kinh tế yếu nhất của khu vực EuroZone nhưng Italia lại đang được xem là nơi các đại gia Trung Quốc gửi gắm nhiều vốn nhất trong khu vực EU…
Gần đây, các DN Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN trong đó có Việt Nam, chỉ ngay trong tháng 1/2016, FDI Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 179,51 triệu USD. Lý giải việc dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam gần đây, chuyên gia kinh tế TS. Bùi Trinh cho rằng chiến lược của Chính phủ Trung Quốc hiện nay là khuyến khích, thúc đẩy các DN đầu tư ra nước ngoài để thu lợi, bù đắp cho những khó khăn ở trong nước.
Các chuyên gia Việt Nam lo ngại, Trung Quốc là nước có thặng dư vốn nhưng lại chưa có công nghệ cao như Nhật Bản và Hàn Quốc nên sẽ khó có thể phát triển bền vững. Mục tiêu của Trung Quốc là dịch chuyển các cơ sở sản xuất thâm dụng nhiều lao động, mức lương thấp, hàng hóa giá rẻ và công nghệ không cao ra nước ngoài. Đây chính là hạn chế lớn nhất của các DN FDI Trung Quốc.
Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng việc Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài còn giúp đẩy được công nghệ lạc hậu ra nước ngoài, từ đó các DN Trung Quốc có cơ hội tiếp cận với những công nghệ mới và lợi dụng được “hai thị trường, hai nguồn tài nguyên” và có cơ hội tham gia mạnh hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mặt khác, trong những đại dự án Trung Quốc đầu tư ra ngoài trong vòng 15 năm lại đây, nhiều dự án còn tạo ra hệ quả xấu, đó là thúc đẩy tham nhũng những ở nước đó hoặc là không minh bạch, hoặc là mức độ lan tỏa của dự án đối với người dân địa phương đó rất thấp, thấp hơn nhiều so với các dự án của các nước khác.
Bởi vậy, giới phân tích cho rằng, không ai dám khẳng định những con số khủng mà Trung Quốc cam kết đầu tư ra nước ngoài như phân tích ở trên sẽ khó được hiện thực hóa. Ngay bản thân tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Wang Jianlin cũng đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về các khoản đầu tư của các DN Trung Quốc ra nước ngoài, nhất là châu Âu. Ông cho rằng những khoản đầu tư này thiếu tiêu chuẩn quản lý quốc tế, năng lực quản lý kém nên sẽ khó có thể phát triển.
Theo Báo Diễn đàn Doanh nghiệp