Đồng USD quay đầu giảm khá mạnh so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt sau khi Biên bản cuộc họp của FOMC cho biết lộ trình tăng lãi suất của Fed là khá từ từ. Sáng nay (19/11 - giờ Việt Nam), 1 USD đổi được 0,9350 EUR; 123,2600 JPY; 0,6549 GBP; 1,0169 CHF…
Hai lựa chọn của đồng nhân dân tệ
- Cập nhật : 16/11/2015
(Tai chinh)
Nếu một nền kinh tế rơi vào cảnh trì trệ thì việc quốc tế hóa đồng tiền của nền kinh tế đó có khả thi hay không? Trung Quốc cần cân nhắc thật kỹ câu hỏi này.
Như đã đề cập trong bài viết "Trung Quốc có bước vào vết xe đổ của Nhật Bản ở thỏa thuận Plaza?", đà tăng giá mạnh mẽ của đồng yên trong quá khứ đã khiến kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng trì trệ trong suốt mấy thập kỷ. Tiếp nối bài viết trước, bài viết này sẽ viết về những đặc điểm của đồng nhân dân tệ ở thời điểm hiện tại và phân tích tại sao Trung Quốc nên phá giá nhân dân tệ để tránh lặp lại bi kịch của Nhật Bản.
Sự gia tăng giá trị của đồng Yên đã dẫn Nhật Bản rơi vào một bong bóng tài chính. Còn sự tăng giá của Nhân Dân Tệ đi kèm với sự sụt giảm nhanh chóng mức xuất khẩu hàng năm của Trung Quốc, từ mức trên 15% (giai đoạn từ 2000 - 2008) xuống dưới 10%. Trong khi đó TTCK này vừa trải qua thời kỳ đổ vỡ sau khi bong bóng bị thổi phồng “nhờ” một loạt các biện pháp nới lỏng, kích thích thị trường.
Xét theo tỷ giá đã điều chỉnh theo thương mại, từ năm 2007 đến 2014, Nhân Dân Tệ đã tăng giá khoảng 32% so với rổ tiền tệ của 10 đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc; cho tới giữa năm nay thì mức tăng này đã chạm mốc 40%.
Tính đến tháng 5/2015, giá trị thực tế của đồng Yên (đã tính vào lạm phát) đã giảm khoảng 7% kể từ năm 2007 so với USD, còn đồng Won cũng đã giảm so với USD khoảng 3%, do đó việc Nhân Dân Tệ tăng giá so với USD càng làm tăng thêm áp lực chi phí hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc so với các đối thủ cạnh tranh lớn tại châu Á của họ là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Việc tăng giá của đồng Nhân Dân Tệ so với USD và các đồng tiền khác của châu Á, còn có tác động xấu khác trong dài hạn, đó là vì xuất khẩu của Trung Quốc có xu hướng dần dần hướng tập trung vào các thị trường châu Á, châu Phi thay vì hướng tập trung xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Vì vậy việc làm giảm giá trị của đồng Nhân Dân Tệ dường như là rất cần thiết để cho Trung Quốc có thể thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đang suy giảm của mình và tránh cái bẫy mà Nhật Bản đã mắc phải.
Tuy nhiên, dường như áp lực chính trị từ Mỹ và châu Âu, biểu hiện qua các hành động như cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ và cạnh tranh thương mại không lành mạnh, cũng như những chỉ trích nhắm vào việc Trung Quốc đang muốn quốc tế hóa Nhân Dân Tệ để đòi hỏi nước này phải có những hành động đảm bảo lòng tin và uy tín của thế giới vào Nhân Dân Tệ.
Chỉ ngay sau sự kiện phá giá Nhân Dân Tệ 3% so với USD trên thị trường ngoại hối quốc tế, hàng loạt các quan chức cao cấp của PBOC lẫn các lãnh đạo Trung Quốc đề đưa ra những nhận định và đảm bảo rằng sẽ không phá giá thêm Nhân Dân Tệ hay không có cơ sở nào để phải làm điều này. Và thực tế là trong những tháng gần đây, NHTW Trung Quốc PBOC đã thực hiện các biện pháp bảo vệ giá trị của đồng Nhân Dân Tệ thông qua việc bán ra dự trữ ngoại hối, đặc biệt trái phiếu kho bạc Mỹ để mua vào Nhân Dân Tệ, ghìm cho giá trị Nhân Dân Tệ không suy giảm thêm nữa.
Đầu năm nay, các tờ báo phương Tây liên tục đưa ra “4 lập luận” để lý giải tại sao Trung Quốc không nên phá giá đồng tiền. 3 lý do mà họ đưa ra đó là:
- Việc phá giá Nhân Dân Tệ có thể kích động một cuộc chiến tranh tiền tệ ở châu Á.
- Các công ty của Trung Quốc đang gánh một khoản nợ lớn thanh toán bằng đồng USD, đặc biệt các khoản nợ liên quan tới lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trong lớn nhất – đồng Nhân Dân Tệ giảm giá so với USD sẽ làm tăng gánh nặng nợ này.
- Giảm giá Nhân Dân Tệ có thể khiến Mỹ đưa ra các cáo buộc thao túng tiền tệ đối với Trung Quốc.
Và phá giá Nhân Dân Tệ có thể đe dọa quá trình quốc tế hóa đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc mà đặc biệt ảnh hưởng tới tiến trình được IMF chọn đưa vào rổ tiền tệ dự trữ - quyền rút vốn đặc biệt SDR vì lý do Trung Quốc can thiệp vào thị trường ngoại hối thay vì để thị trường tự do quyết định tỷ giá.
Chính những điều tương tự đã từng đưa kinh tế Nhật Bản chìm trong trì trệ gần 3 thập kỷ qua. Đối với Trung Quốc những lập luận trên mà đặc biệt là vấn đề thứ 2 rất đáng phải cân nhắc. Nhưng nên đặt câu hỏi rằng: cái giá phải trả như bài học từ người hàng xóm Nhật Bản có quá là đắt so với rủi ro từ vấn đề thứ 2 gây ra hay không? Và nếu một nền kinh tế rơi vào cảnh trì trệ thì việc quốc tế hóa đồng tiền của nền kinh tế đó có khả thi hay không? Trung Quốc cần tính toán thiệt hại vì chỉ họ mới biết bên trong mình đang có vấn đề gì để tránh lặp lại tấm gương nước Nhật.