Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyện thờ cọp ở chùa Vàm Sát

Nằm cặp tỉnh lộ 111 nối liền hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, thuộc địa phận xã Lạc Hòa, huyện Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng, xưa có ngôi chùa lá gọi là chùa Vàm Sát, ngày nay chùa được xây cất đàng hoàng và có tên chính thức là Hải Phước An tự, nhưng dân gian vẫn gọi là chùa Vàm Sát. Đặc biệt, đây là ngôi chùa duy nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - và có thể là cả nước - có đặt hương án thờ phượng hài cốt của cọp.

Phóng sự ảnh: Thế nào là vui như trẩy hội?

Lễ hội truyền thống thường gắn với việc tưởng nhớ công đức của một hay nhiều vị thánh thần nào đó, cũng là dịp cầu mưa gió thuận hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ngày thêm no đủ… Mỗi dịp lễ hội đến, người dân chuẩn bị, chờ đợi từ trước đó vài tháng, thậm chí cả năm bởi đây cũng là dịp cộng đồng tổ chức vui chơi sau một năm làm việc vất vả. Vì vậy, không ai đi hội mà buồn cả, chỉ có vui... như hội!

Phóng sự ảnh: Tưng bừng lễ hội Nàng Han

Nàng Han trong tâm linh 16 xứ Thái, xứ Mường ở Tây Bắc giống như Bà Trưng, Bà Triệu đối với người Kinh. Nhưng từ năm 1948 đến nay, lễ hội Nàng Han mới được khôi phục trở lại làm nô nức đồng bào dân tộc Thái ở đất Lai Châu.

Chùm ảnh: Chợ Cán Cấu thời tăng giá

Chợ Cán Cấu, cách Bắc Hà khoảng 18km, nằm ngay trên đường đến thị trấn Simacai của tỉnh Lào Cai. Chợ của người Mông họp vào thứ bảy hàng tuần và ngày lễ. Trước đây, chợ chủ yếu là nơi mua bán trâu, ngựa của người Mông, nhưng đến nay khi khách du lịch đã biết đến thì những người Mông mang theo các đặc sản, phần lớn là các hàng dệt, may mặc, nông sản để bán.

Đảo Phú Quý trong xanh

Vẻ đẹp quê hương - đảo Phú Quý (Bình Thuận) được chụp từ nhiều góc độ khác nhau. Mời bạn đọc chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp nơi biển, đảo này.

Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà cách khu đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam chừng 3 cây số và đã hình thành, tồn tại từ hơn 500 năm qua. Cùng với những lưu dân Thanh Hoá nam tiến, tổ tiên nghề gốm Thanh Hà đã dừng lại nơi đây bởi vị trí rất thuận tiện cho việc giao lưu, buôn bán. Nghề gốm xứ Bắc bén duyên cùng kỹ thuật đất Quảng để rồi hình thành một làng nghề với các sản phẩm phong phú, sắc sảo.

Chùm ảnh: Lung linh sắc màu Then Kin Pang

Hàng ngàn người vây lấy dòng suối Nậm Lùm để hò reo, hoà chung vào cuộc thi té nước trong lễ hội Then Kin Pang. Có gì đó không giống với một cuộc thi, một cuộc chơi, cao hơn thế, người ta hòa mình đón dòng nước mới mà Then vừa ban tặng.

Biệt Phủ của những nét văn hóa

Từ trung tâm Hà Nội, qua gần 40 km đến dốc Dây Diều, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, trên một quả đồi trọc sỏi đá đã hiện lên một tổ hợp công trình mang tên Việt Phủ Thành Chương (hoặc Biệt phủ Thành Chương).  

Đầu xuân đi chợ Âm Dương

Gần hai ngàn năm trước, đất Kinh Bắc có một phiên chợ đầu xuân khá lạ lùng, nhóm họp vào lúc trời nhá nhem tối ngày mùng 4 Tết Nguyên đán hằng năm. Gọi là chợ, nhưng không có sạp hàng, lều quán và hàng hóa chỉ là những con gà mái đen, hàng mã và những thứ dùng cúng người quá cố…

Suối Lương - giữa một vùng mây núi nên thơ

Có dịp đến Đà Nẵng, nếu bạn muốn khám phá những điểm du lịch mới của thành phố biển này chỉ trong một buổi thì khu vực suối Lương có thể là một lựa chọn thích hợp. Chỉ mất khoảng 15-20 phút đi xe máy từ trung tâm thành phố là đến khu vực suối Lương nằm ngay dưới chân đèo Hải Vân.

Chùm ảnh: Lên Bắc Hà xem 'chân đất' đua ngựa

Đây là lần thứ hai, vùng đất cao nguyên trắng Bắc Hà (Lào Cai) tổ chức hội đua ngựa dành cho các chàng trai người dân tộc bản địa. Hội đua năm nay nằm trong khuôn khổ của chương trình Tuần văn hóa - du lịch Bắc Hà năm 2008. 

Phóng sự ảnh: Tưng bừng lễ hội cầu ngư Lạch Bạng...

Hơn 60 năm lễ hội cầu ngư tại xã biển Hải Thanh (Tĩnh Gia - Thanh Hóa) mới được khôi phục lại đúng dịp đại lễ Phật đản 2008. Đây là lễ hội cầu mong một mùa đi biển "mưa thuận gió hòa" của ngư dân cả đời bám biển... Phóng sự ảnh do PV VietNamNet vừa thực hiện.