Với PGS.TS, bác sĩ Trần Công Duyệt, mỗi ngày thật bận rộn với những ca phẫu thuật và công việc nghiên cứu. Vậy mà, những khoảng thời gian giải lao ít ỏi sau các ca mổ, lại thấy ông chong đèn nghiền ngẫm hàng chục cuốn tài liệu quốc tế dày cộm, tìm tòi thêm những kỹ thuật mới trong y học. Bởi với ông, làm khoa học thì không có điểm dừng.
Anh Phạm Văn Hà (36 tuổi), ở thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn (Duy Xuyên - Quảng Nam) trở thành người nuôi gà rừng chuyên nghiệp đã cung cấp cho thị trường khoảng 500 con gà rừng giống, cho doanh thu mỗi năm gần 200 triệu đồng. Hiện đàn gà của anh còn lại hơn 100 con lớn nhỏ và tiếp tục phát triển.
Không chỉ là người khởi động phong trào chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa, xa khu dân cư, anh Nguyễn Trọng Long còn được biết đến là người nông dân đầu tiên của xã Tân Ước, huyện Thanh Oai (Hà Nội) thành lập công ty trong lĩnh vực chăn nuôi. Hiện nay, trại lợn nái siêu nạc thuộc Công ty CP Chăn nuôi và Dịch vụ Hoàng Long mà anh đang điều hành đã giải quyết việc làm cho 20 lao động với mức lương 2,1 triệu đồng/người/tháng.
Trên độ cao 1.600 m ngắm nhìn mây bảng lảng trôi giữa một vùng trập trùng non xanh mà ngỡ ngàng mê đắm trước những đổi thay của một miền biên giới Nghệ An.
"Học đến lớp 8 rồi theo mẹ ra chợ bán cá, tôi chỉ có một ước mơ duy nhất: có một nghề để lập thân. 17 tuổi, xin mẹ 1 triệu đồng và quyết tâm đi học nghề thợ tiện. 20 tuổi, dành dụm được số vốn kha khá, tôi sắm được cái máy tiện và bắt đầu cho chuyện khởi nghiệp..." - Đặng Hiếu Dũng kể.
Trên một vùng đồi núi hoang vu, bệnh binh Nguyễn Văn Lý đã gây dựng nên một khu chuồng trại khép kín nuôi giun quế lớn nhất miền Bắc, không chỉ giúp gia đình ông mà còn giúp đỡ nhiều gia đình thoát nghèo.
Tuổi trẻ của ông trôi qua trong chiến tranh khốc liệt, với một phần cơ thể để lại trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Đất nước được thống nhất, ông lại tiếp tục chiến đấu trên mặt trận kinh tế để vượt qua đói nghèo.
Phạm Tiến Văn là tấm gương sáng, tiêu biểu ở tỉnh Quảng Bình đã vượt lên hoàn cảnh tật nguyền của bản thân để trở thành một ông chủ lớn.
Thuyết phục được tập đoàn đầu tư vào thị trường Mỹ tại thời điểm khủng hoảng kinh tế đã khó, thực hiện được những dự định đã vạch ra trên đất người càng chẳng dễ dàng. Với 300.000 USD “lưng vốn” mở chi nhánh tại Mỹ, Giám đốc FPT USA Bùi Hoàng Tùng đã chứng minh cho kế hoạch của mình bằng doanh số ấn tượng 5,5 triệu USD – chiếm 15% doanh số năm 2009 của toàn FPT software.
Cơ sở sản xuất dưa xoài Trường Giang ở ấp Tấn Phước, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới (An Giang) của vợ chồng ông Phạm Văn Thơ bây giờ nức tiếng khắp vùng Nam kỳ lục tỉnh. Câu chuyện hai vợ chồng người mót xoài làm dưa sống qua ngày trở thành tỉ phú bằng chính món đặc sản dưa xoài được mọi người ở vùng cù lao Chợ Mới kể cứ như là chuyện cổ tích.
Hẹn hò mãi cuối cùng chúng tôi cũng gặp được Giáo sư Sử học Lê Văn Lan trong một ngày tháng 3. Căn nhà trên gác hai của Giáo sư làm chúng tôi sửng sốt bởi nó quá chật và hẹp, nó giống như một lối đi hình ống của khu phố cũ Hà Nội và được bao quanh bởi những giá sách cao chạm trần nhà.
Ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có một Câu lạc bộ (CLB) Doanh nghiệp Cựu chiến binh gồm những người lính đã rời quân ngũ trở về đời thường tiếp tục đi đầu trên mặt trận kinh tế.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com