Để có một hệ thống công nghiệp hỗ trợ phải có những quyết sách về vốn tín dụng, theo đó phải có cơ chế cho tài chính đầu tư dài hạn vào lĩnh vực này.
90% thị trường vận tải biển nằm trong tay các hãng tàu nước ngoài
- Cập nhật : 13/02/2016
(Tin kinh te)
Đó là khẳng định của ông Trần Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam. Hiện các doanh nghiệp chủ tàu nước ngoài chiếm 90% thị trường vận tải biển hoạt động tại Việt Nam và bắt tay nhau nâng phí và các phụ phí khiến doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn.
Doanh nghiệp bị chèn ép cước phí
Ông Minh cho biết vận tải biển tại Việt Nam ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, năm 2015 đạt 90 nghìn tàu. Tuy nhiên, từ năm 2013-2014 cước phí liên tục tăng, hãng tàu bắt tay nhau tăng cả phí và phụ phí. Toàn bộ doanh nghiệp tàu lớn của nước ngoài "khống chế" thị trường Việt Nam và bắt tay nhau nâng phí lên và áp phụ phí, đây là điều bất hợp lý.
Thị trường tàu của Việt Nam trong thời gian qua tăng lượng vận chuyện từ Việt Nam đi Trung Đông, Châu Phi, Châu Á. Những tàu đi từ Việt Nam đi Mỹ, Canada sẽ tăng 20 USD/container, chiều ngược từ Mỹ về Việt Nam lại tăng 40% từ 40 USD-100USD/khối. Tàu đi Úc tăng từ 200-240 USD/container. Phí tăng này được tính kể từ 1/4/2014 khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.
Chủ tịch Hiệp hội Chủ hàng khẳng định tình trạng hiện nay ở Việt Nam không kiểm soát được cước phí, phụ phí nên doanh nghiệp Việt Nam ở thế bị động. Ông Minh dẫn ý kiến của ông Đỗ Xuân Quỳnh, Tổng thư kí Hiệp hội chủ tàu cho biết các hãng tàu lớn nước ngoài thâu tóm toàn bộ thị trường việt nam đến 90% lượng vận chuyển, tàu Việt Nam chỉ chiếm 10%.
“Chúng ta không cạnh tranh được với công ty nước ngoài”, đó là thực tế được nhiều doanh nghiệp phải than thở. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tháng mất đi vài tỷ đồng bởi đội chi phí.
"Như CAFATEX Cần Thơ cho biết cước hàng vận chuyển thủy sản bằng tàu biển tăng 30%, doanh nghiệp xuất khẩu tăng 200 container/tháng khiến giá cước tăng thêm 4 tỷ đồng/tháng. Ngoài ra còn phụ phí. Tính như vậy một con cá tra bị tăng thêm 700-1.000 đồng/tiền cước và sang đến Mỹ sẽ tăng giá”, ông Minh nói.
Doanh nghiệp xuất khẩu đang chịu nhiều khoản bất hợp lý bởi phụ phí. Hiện doanh nghiệp chịu 15-20 khoản phụ phí trong đó nhiều khoản phụ phí doanh nghiệp còn không biết, không hiểu và 90% các hãng tàu còn đánh thêm thuế VAT, phí lau dọn…
Bà Đặng Phương Dung, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng doanh nghiệp Việt Nam bị tung hỏa mù với các khoản phụ phí mà không biết đường để đấu tranh. Doanh nghiệp dệt may đã có những đơn vị thống kê cước chiếm tỷ lệ lớn, điều đó từ chính yếu kém của mình trong hiểu biết của DN với vấn đề này, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa họ không hiểu các điều cặn kẽ về cước, phụ phí, locantrac nằm ở khâu cụ thể nào…
Theo bà Dung, Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 162 tỷ đô năm 2015 nhưng trong đó 70% của FDI chỉ 30% của VN. Doanh nghiệp Việt Nam đang phải vật lộn với hàng loạt vấn đề làm thế nào để đủ sức cạnh tranh trong hội nhập. Doanh nghiệp sản xuất đang tìm thị trường tiêu thụ, tăng quản lý giảm giá thành, tăng chất lượng, vấn đề cước vận tải, giao nhận. Lâu nay các chủ doanh nghiệp chưa thực sự chú ý đến cước vận tải chỉ khi vấn đề cước phí, phụ phí tăng lên chóng mặt, bất hợp lý chồng chéo các doanh nghiệp ngỡ ngàng mới có tiếng kêu phản ánh.
Liên kết đấu tranh
Doanh nghiệp cần nhận thức đúng vấn đề, tăng sức cạnh tranh. “Tôi thấy hiện nhiều doanh nghiệp không biết để đấu tranh lại kêu nhà nước giúp. Kêu tại sao Nhà nước để phí cao thế, sao không can thiệp? Thực ra Nhà nước sao can thiệp khi đó là vấn đề của yếu tố kinh tế thị trường. Mỗi chủ tàu có mức phí khác nhau… phải tìm hiểu dần về các mức phụ phí mới có cơ sở đấu tranh”, bà Dung cho hay.
Theo bà Dung, cần thiết có sự liên kết của các hiệp hội ngành hàng VCCI để giải quyết từng vấn đề, nếu mỗi doanh nghiệp đứng riêng lẻ sẽ khó.
Đại diện doanh nghiệp hóa chất Đức Giang (Gia Lâm- Hà Nội) bức xúc cho rằng ngoài phí và phụ phí trong vận chuyển hàng, DN còn gặp kó khăn về cơ quan hải quan, thu những phí không rõ ràng minh bạch. Đức Giang đã từng đề xuất Vinalines đóng tàu, doanh nghiệp này sẵn sàng đầu từ và không thuê đội tàu nước ngoài nhưng Vinanlines từ chối.
“Doanh nghiệp bức xúc cả quá trình vì phí vận tải cao, tham gia nhiều cuộc họp nhằm đấu tranh với các chủ tàu, đấu tranh đưa phí về mức hợp lý nhưng sau 2 năm đấu tranh kết quả chưa như mong muốn, và vẫn chịu doanh nghiệp nước ngoài chèn ép như hiện nay”, ông Sơn, đại diện Hiệp hội may sợi cho hay.
Theo các doanh nghiệp, trong câu chuyện đấu tranh về phí cần tăng vai trò và tiếng nói chủ hàng, hội nhập sâu, chậm một ngày là doanh nghiệp thiệt thòi lớn. Nhưng đồng thời phải theo luật thị trường, cuộc chơi của thị trường, bên vận chuyển là các hãng tàu, doanh nghiệp logistic và bên chủ hàng cùng làm việc.
Ông Minh cũng cho rằng Việt Nam đang ca ngợi TPP lợi ích nhưng mở cửa tung trong khi các doanh nghiệp chưa đủ sức để cạnh tranh là điều đáng suy nghĩ. Doanh nghiệp đang bị chủ hàng ép phê quá. Từ góc độ Chủ tịch Hiệp hội Chủ hàng, ông Minh mong muốn doanh nghiệp nên bàn thêm vấn đề tập hợp lực lượng chủ hàng trở thành một mối ý kiến với chủ tàu.
Hải Minh
(Theo Người Đồng Hành)