Giới khoa học đã nghiên cứu về cái chết trên nhiều phương diện như hóa sinh, y học, di truyền, xã hội hay tâm lý, và đưa ra những kết luận bất ngờ.
Giới nhà giàu và những con robot sắp làm một nửa lực lượng dân lao động thất nghiệp
- Cập nhật : 29/06/2016
(Cong nghe)
Nếu nói rằng những con robot đang lấy đi việc làm là chưa đủ, đằng sau những con robot đó cần phải có những người siêu giàu nữa.
Nếu bạn quan tâm cho tương lai công việc của mình, có hai con số thống kê có lẽ bạn nên biết.
1. 85 người trên thế giới kiểm soát số của cải tương đương của một nửa số người nghèo nhất thế giới .
2. 47% công việc hiện tại trên thế giới có thể được tự động hóa trong vòng hai thập kỷ tới.
Kết hợp cả hai con số thống kê này báo hiệu tình hình trầm trọng của thất nghiệp trong thời gian tới. Ngày càng nhiều máy móc tự động hóa (robot, nếu bạn thích tên của chúng) được mang tới để tạo ra năng suất cao hơn cho các công ty, ngày càng nhiều các công việc sẽ bị thay thế, cũng như ngày càng nhiều thu nhập sẽ được tích lũy vào các chức vụ cấp cao trong công ty.
Hố sâu bất bình đẳng sẽ ngày càng rộng ra khi công việc ngày càng khan hiếm, và sẽ chỉ còn có công việc ở khu vực dịch vụ là chưa bị máy móc thay thế. Nhưng làn sóng cuối cùng của tự động hóa sẽ không chỉ lấy đi công việc của các công nhân nhà máy mà còn của kế toán, người bán hàng qua điện thoại và các đại lý bất động sản.
Đó là theo một nghiên cứu của Oxford vào năm 2013, được nhấn mạnh trong câu chuyện của tuần trên tờ Economist. Ban đầu, nghiên cứu này chỉ cố gắng tìm hiểu số lượng công việc dễ bị thay thế bởi tự động hóa, nhưng các nhà nghiên cứu đã bất ngờ khi con số lại lớn đến vậy.
Các công việc sáng tạo và cần nhiều kỹ năng của con người sẽ là các công việc được an toàn nhất – ví dụ các mục sư, biên tập viên, và các nha sĩ – nhưng với hầu hết các tác vụ lặp đi lặp lại sẽ được tự động hóa. Những người làm nghề thợ máy, đánh máy thậm chí các công việc bán lẻ, có thể sẽ biến mất.
Và như lịch sử đã từng chứng minh, các nhà tư bản sẽ hưởng lợi nhuận từ việc đó. Những dẫn chứng của tờ Economist cho thấy rõ hơn điều đó.
Những siêu tỷ phú của nền công nghệ mới
Sự thịnh vượng được tạo ra từ cuộc cách mạng kỹ thuật số đã nhanh chóng áp đảo những người sở hữu vốn và các lao động có tay nghề cao. Hơn ba thập kỷ qua, phần đóng góp của lao động vào sản phẩm đầu ra đã giảm từ 64% xuống còn 59%. Trong khi đó, phần đóng góp từ thu nhập của 1% người giầu nhất nước Mỹ đã tăng từ khoảng 9% trong những năm 1970 lên 22% ngày nay.
Thất nghiệp đã ở mức đáng báo động ở ngay cả thế giới của những quốc gia giàu có, và không chỉ vì các lý do chu kỳ kinh tế. Trong năm 2000, 65% người Mỹ trong độ tuổi lao động có việc làm, từ đó đến nay tỷ lệ này đã giảm, trong cả những năm tốt và những năm tồi tệ, và hiện đang ở mức 59%.
Các xu hướng này không chỉ diễn ra ở Mỹ. Con số thống kê thứ hai về các siêu tỷ phú đến từ một báo cáo của Oxfam có tựa đề “Làm việc cho số ít”. Báo cáo này được đưa ra song song với việc khai mạc Diễn đàn kinh tế Thế giới tại Davos, như một nỗ lực thu hút sự chú ý của các siêu tỷ phú để xem xét về tính nghiêm trọng từ của cải của họ.
Báo cáo cho thấy rằng “85 người giàu nhất trên thế giới chiếm tổng số của cải lên đến 1.000 tỷ Bảng, tương đương với của cải của 3,5 tỷ người nghèo nhất thế giới.” Đúng, bạn không nhìn nhầm đâu. 85 người giàu nhất thế giới có số của cải khoảng 1.640 tỷ USD, tương đương số tiền của 3,5 tỷ người kém may mắn nhất thế giới.
Tất nhiên, xu hướng trên đang mở rộng vượt quá phạm vi của một vài nhóm các ông trùm tư bản lớn nhất hành tinh. “Của cải của 1% người giàu nhất thế giới tương đương 110 nghìn tỷ USD, hay gấp 65 lần của cải của một nửa số dân số nghèo nhất thế giới.” Họ và các công ty của họ đang tạo ra những con robot có lợi thế hơn hẳn người lao động để giúp họ tiếp tục tập trung thậm chí còn nhiều tư bản hơn nữa trong tay mình.
Như tờ Economist đã lưu ý, nếu như trước kia, các chu kỳ gián đoạn về kỹ thuật đặc trưng với việc khi các công nghệ mới thay thế công nghệ cũ, nó sẽ thay thế các công việc cũ bằng công việc mới. Nhưng lần này, chu kỳ thay đổi chỉ diễn ra ở một mặt – cho đến nay, số việc làm mới tạo ra trong nền kinh tế dựa trên công nghệ thông tin mới đang ít hơn so với công việc dựa trên cách thức sản xuất cũ. Năm 2013, Google, Apple, Amazon và Facebook có tổng giá trị lên đến hơn 1.000 tỷ USD nhưng chỉ sử dụng 150.000 người.
Tất cả các điểm này chỉ hướng đến một viễn cảnh khó chịu: trong tiến bộ công nghệ toàn cầu của chúng ta, và thế giới đầy sự bất bình đẳng này, chúng ta có nguy cơ trở thành các nông dân người máy trên bãi cỏ phong kiến của những người giầu có sở hữu máy móc.
Oxfam cũng dự báo về các xung đột xã hội cũng như đấu tranh giai cấp sắp đến, và không khó để hiểu tại sao – để đảm bảo 99% lợi nhuận của ngày mai đến từ công nghệ vẫn đang phát triển nhanh, chúng ta sẽ phải thúc đẩy các sự điều chỉnh chính sách để thích nghi với thế giới cơ khí của chúng ta. Chính sách tái phân phối thu nhập cơ bản có thể phải được ưu tiên, thậm chí một mức thu nhập đảm bảo tối thiểu.
Chúng ta đã có công nghệ nông nghiệp, năng lượng và tiêu dùng cần thiết để xác định lại đồ thị thu nhập và phân phối nguồn lực của thế giới để làm nó công bằng hơn. Vì vậy, khi những người giàu có và các con robot của họ bắt đầu lấy sạch các công việc trên thế giới này, chúng ta cần sự đổi mới xã hội ngay bây giờ, nhiều hơn so với bất kỳ sự đổi mới nào về công nghệ.