Ba cơn bão Kilo, Ignacio và Jimena đều cùng lúc xuất hiện và khuấy động cả Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà cùng một lúc có ba cơn bão đi qua khu vực này.
Bứt phá trong cuộc đua vật liệu tàng hình
- Cập nhật : 01/09/2015
(Tin kinh te)
Không chỉ có Nga, Mỹ hay Pháp, hiện nay Trung Quốc cũng đang bắt đầu bứt phá trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu tàng hình.
Báo chí Đài Loan dẫn nguồn tin từ mạng Sina quân sự có trụ sở ở Bắc Kinh, cho hay, Trung Quốc đã bắt đầu đạt được những bứt phá mới trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu tàng hình, góp phần thúc đẩy đưa “giấc mơ chế tạo máy bay chiến đấu vô hình cho PLA” sớm trở thành hiện thực.
Vật liệu kim loại dùng để chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình là loại vật liệu có kết cấu nhân tạo. Chúng được nghiên cứu, sản xuất để hấp thụ hoàn toàn hoặc một phần các hiện tượng vật lý như ánh sáng, tín hiệu radar, sóng điện từ trường, sóng âm và sóng địa chấn.
Bí quyết của việc chế tạo ra chúng dựa trên các vật liệu cơ bản nhưng khác biệt ở việc kết hợp vật liệu, thiết kế, hình dáng, kích cơ, hướng và cách bố trí…
Trung Quốc đã bắt đầu đạt được những bứt phá mới trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu tàng hình. (Ảnh minh họa)
Theo bản báo cáo do mạng Sina quân sự của Trung Quốc đăng tải, ứng dụng đối với vật liệu nhân tạo rất rộng lớn và Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu các dự án tham vọng trong đó có thể kể đến là dự định chế tạo anten vệ tinh có kích thước chỉ bằng một quyển sách nhỏ hay các dự án chế tạo sứ năng động, tường phòng thủ chống sóng thần, động đất, máy bay chiến đấu tàng hình…
Không chỉ riêng Trung Quốc mà trước đó nhiều nước khác trên thế giới đã bắt tay vào nghiên cứu công nghệ tàng hình.
Như hồi tháng 3 vừa qua, các nhà khoa học tại Saratov (Nga) sẽ tạo ra các vật liệu tiên tiến theo hướng 'mặt nạ', mà theo ông Sergey Lisovsky - Bộ trưởng Bộ công nghiệp và năng lượng của Saratov, sẽ cho phép sản xuất các loại vải với những thuộc tính lớp phủ - từ các vật liệu chống tác động đến những vật liệu vô hình trong một dải phổ bức xạ nhất định.
Các trang bị từ tổ hợp "chiến binh tương lai" - Ratnik (chiến binh) cũng có những tính năng tương tự như: bộ áo giáp chống bức xạ trong dải tia cực tím và hồng ngoại mà khiến cho người lính trở lên vô hình với các cảm biến nhiệt.
Tuy nhiên, với những bộ trang phục trong tương lai mà đang được thiết kế hôm nay, những thuộc tính này sẽ được tăng cường.
Nói cách khác, trong một vài năm tới, quân đội Nga sẽ nhận được "áo khoác tàng hình". Nhờ vào cấu trúc sợi, những vật liệu này sẽ nhẹ hơn và giúp người lính "dễ thở" hơn, điều này nghĩa là họ có thể mặc những trang phục này bất cứ lúc nào. Các thiết kế của trang bị Ratnik mới sẽ cho phép mặc nó trong suốt 48 giờ.
Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng đang phát triển một bộ quần áo tàng hình cho binh sĩ của họ. Họ đã yêu cầu các công ty phát triển các loại vải tàng hình sẽ thử nghiệm các nguyên mẫu đầu tiên trong vòng 18 tháng tới. Bộ quân phục tàng hình này hi vọng có thể làm việc trong mọi địa hình, từ sa mạc đến rừng rậm - và ở mọi nhiệt độ.
Quân đội Mỹ cho biết: "Một hệ thống ngụy trang giống như tắc kè hoa sẽ liên tục cập nhật những màu sắc và hoa văn theo thời gian thực- giúp che giấu sự hiện điện của những binh sỹ trên chiến trường".
Quân đội Mỹ khuyến khích các nhà thầu đưa ra mẫu trang phục không sử dụng điện. Nếu trang phục tàng hình đòi hỏi phải có nguồn cung cấp điện, nó phải nặng không quá 0,45 kg và hoạt động được ít nhất 8 tiếng.