Đó là nhận định được Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đưa ra tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, chiều 2/4.
'Quá tam, ba bận', tỷ phú Thái liệu có thể mua Sabeco?
- Cập nhật : 13/12/2017
TTCK Việt Nam đã quen thuộc với sự xuất hiện của tỷ phú hãng bia ThaiBev từng tranh mua Vinamilk, thâu tóm Metro và từng nhiều lần trả giá mua Sabeco.
Vừa qua, Bộ Công Thương đã thông báo Công ty TNHH VIETNAM BEVERAGE là đơn vị duy nhất tham gia mua trên 25% cổ phần của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (HOSE: SAB, Sabeco).
Công ty TNHH VIETNAM BEVERAGE được thành lập 6/10, có trụ sở dặt tại Hà Nội. Đơn vị này có vốn điều lệ 682 tỷ đồng, do CTCP Đầu tư F&B Alliance Việt Nam sở hữu 100% vốn.
Trong khi đó, Đầu tư F&B Alliance Việt Nam lại là đơn vị do Beerco Limited-công ty con của ThaiBev, doanh nghiệp nước giải khát lớn nhất Đông Nam Á thuộc sở hữu của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi.
Số liệu cuối năm 2016 cho thấy, vị tỷ phú này đang sở hữu 68% vốn của ThaiBev và nắm giữ 60% vốn của Frasers Centrepoint (doanh nghiệp bất động sản mà Fraser & Neave đã tách ra và chào bán công khai ở Singapore vào năm 2014).
Bên cạnh đó, thông qua TCC Holdings, ông Charoencũng sở hữu 59% vốn của Fraser & Neave, doanh nghiệp nước giải khát có trụ sở tại Singapore, nắm giữ 38% cổ phần của Frasers Hospitality Trust và 65% Berli Jucker (doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng).
Tập đoàn TCC qua TCC Land cũng sở hữu nhiều trung tâm mua sắm và 60 khách sạn, bao gồm Hotel Plaza Athenee ở New York và InterContinental Hotels & Resorts ở Singapore và một số nới khác tại Châu Á, Mỹ…
Theo Bloomberg, ông Charoen Sirivadhanabhakdi hiện có khối tài sản trị giá 17 tỷ USD, xếp thứ 62 trong danh sách tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới và là 1 trong 3 người giàu nhất Thái Lan.
Tại Việt Nam, những doanh nghiệp của vị tỷ phú này đã từng bước đặt chân vào thị trường. Dấu ấn đầu tiên đến từ thương vụ TCC Holdings thâu tóm Metro (trị giá 655 triệu Euro) và Phú Thái, qua đó xây dựng vị thế vững chắc trong lĩnh vực phân phối bán lẻ tiêu dùng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, BJC - một đơn vị khác thuộc TCC Holdings cũngđầu tư vào một loạt công ty chuyên sản xuất lon nhôm và chai thủy tinh phục vụ cho ngành đồ uống như BJC Glass Vietnam, Malaya Vietnam Glass, TBC-Ball Vietnam…
Ở mảng bất động sản, TTC Holding thông qua 2 công ty con là TCC Land và Fraser Centrepoint đang sở hữu dự án khách sạn Melia Hà Nội và cao ốc văn phòng Mê Linh Point.
Năm 2013, sau khi thôn tính tập đoàn F&N Dairy Investments Pte Ltd của Singapore, TCC Holding đã gián tiếp sở hữu cổ phần CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM) và liên tục gia tăng sở hữu lên hơn 11%. Sau khi tiếp tục tham gia đợt đấu giá mua cổ phần VNM vào cuối năm 2016 của SCIC, F&N nâng sở hữu lên 16,36%.
Trong năm 2017, F&N liên tục đăng ký mua vào cổ phần VNM nhằm nâng sở hữu lên gần 18%, tuy nhiên chưa thành công. Đợt đấu giá bán 3,33% vốn VNM của SCIC vào cuối tháng 11, mặc dù rất muốn gom thêm cổ phần VNM nhưng F&N lại bỏ lỡ cơ hội tham gia đấu giá và để Jardine Cycle & Carriage (JC&C) - công ty thành viên của tập đoàn Jardine Matheson mua toàn bộ.
Trong mảng đồ uống, ThaiBev – công ty con thuộc TCC Holding tiếp tục lộ diện sẽ tham gia mua trên 25% cổ phần của Sabeco.
Thai Beverage (ThaiBev) được vị tỷ phú Thái Lan thành lập từ năm 1995, khởi điểm là công ty sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn, sở hữu dòng thương hiệu bia Chang nổi tiếng (chiếm hơn 60% thị phần tại Thái Lan), thương hiệu trà Oishi cùng hàng loạt đồ uống và sản phẩm thương hiệu F&N.
ThaiBev có tổng cộng 128 công ty con và đơn vị thành viên hoạt động dàn trải trên nhiều lĩnh vực bao gồm cả đầu tư và bán lẻ.
Giữa năm 2016, ThaiBev tuyên bố mở rộng sang các thị trường ASEAN, trong đó nhắm đến các loại bia và đồ uống ở Việt Nam và Myanmar.
Tháng 9/2016, bia Chang đã chính thức có mặt tại Việt Nam và được bán ở chuỗi siêu thị MM Mega Market thuộc Berli Jucker Plc (BJC). Công ty Phú Thái và Thai Corp đóng vai trò phân phối bia Chang.
Theo kết quả năm 2017, hãng bia này đạt doanh thu 190 tỷ bath, tương đương khoảng 132.400 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng đạt 34,6 triệu bath, tương đương 24.095 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán Singapore, cổ phiếu của ThaiBev hiện có giá 0,95USD, tương đương khoảng 21.573 đồng/cp, vốn hóa thị trường ở mức 23,9 tỷ USD.
Quá tam ba bận
Với Sabeco, Thaibev đã từng đánh tiếng muốn mua cổ phần từ nhiều năm trước.
Năm 2014, ThaiBev có ý định mua 53% cổ phần của Sabeco với giá khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhận định ThaiBev định giá Sabeco chưa hợp lý, ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch HĐQT Sabeco từng cho rằng giá trị của công ty cao hơn.
Đầu năm 2015, con số đề xuất của ThaiBev được tiết lộ là 40% cổ phần Sabeco với giá 80.000 đồng/cp, tương đương với giá trị khoảng 2,4 tỷ USD. Tuy nhiên, kết quả cho thấy ThaiBev không thành công.
Ngày chào bán vốn Sabeco đã cận kề, mức giá khởi điểm được Bộ Công Thương đưa ra là 320.000 đồng/cp, tương đương tổng giá trị thoái vốn khoảng 109.000 tỷ đồng (5 tỷ USD).
Trong lần thoái vốn này, rất nhiều doanh nghiệp bia lớn trên thế giới và quỹ đầu tư như Asahi Group Holdings và Kirin từ Nhật Bản, San Miguel, Heineken và AB InBev...cũng ngỏ ý muốn mua cổ phần Sabeco. Mặc dù chỉ duy nhất ThaiBev đăng ký mua trên 25% vốn nhưng số lượng và mức giá mà các đối thủ khác đặt ra cũng sẽ là yếu tố cản trở nếu hãng bia này muốn "ôm" toàn bộ 53% vốn Sabeco.
Hiện nay, Heineken vẫn đang nắm giữ 10% vốn tại hãng bia Sài Gòn và chắc chắn sẽ không muốn ThaiBev có thể dễ dàng đạt được mục đích thâu tóm, sau khi đã đi chung đường với Sabeco trong thời gian dài.
Lê Hải
Theo NDH.VN