tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

8 bước cần lưu ý trước khi mua nhà trả góp

  • Cập nhật : 03/11/2015

(Bat dong san)

Chuẩn bị 30-50% giá trị căn nhà, duy trì thu nhập chính và nỗ lực tăng các khoản thu phụ, lên kế hoạch cụ thể ứng phó với bẫy lãi suất... là những bước cơ bản giúp vượt qua áp lực của bài toán lãi suất thả nổi phổ biến hiện nay.

Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, Trần Khánh Quang cho biết, gần 20 năm tư vấn tài chính - đầu tư địa ốc, ông đã chứng kiến không ít trường hợp người mua nhà chật vật xoay tiền từng tháng hoặc bán đổ bán tháo vì mua bất động sản trả góp chưa đúng cách. Ông Quang chia sẻ 8 bước cơ bản cần chuẩn bị trước khi đưa ra quyết định vay tiền ngân hàng mua nhà. Cẩm nang này giả định trong điều kiện khách hàng đã sàng lọc được vị trí dự án ưng ý, chủ đầu tư uy tín.

Thứ nhất: Chuẩn bị sẵn một khoản tiền tích lũy hiện tại tối thiểu 30% giá trị tài sản. Lý tưởng nhất khoản tiền tích lũy này nên đạt mức 50% giá trị căn nhà. Tỷ lệ vay 50% giá trị tài sản được xem là áp lực tài chính vừa phải, không quá căng thẳng.

Thứ hai: Thuộc lòng quy tắc vàng - vốn cố định nhưng lãi vay thì ngân hàng thường bị thả nổi, áp dụng biên độ thay đổi định kỳ 6-12 tháng một lần. Hiện nay nhiều ngân hàng chào lãi suất ưu đãi hấp dẫn: 8,5-9% một năm nhưng chỉ áp dụng trong 6-12 tháng đầu tiên. Từ tháng thứ 13 trở đi, khách hàng sẽ bị điều chỉnh lãi suất mới, cao hơn mức cũ 4%.Trên thực tế, khoản vay mua nhà được ngân hàng xem là khoản cho vay tiêu dùng nên lãi suất khá cao, trừ một số trường hợp đặc biệt chủ đầu tư có quan hệ thân thiết với ngân hàng nên lãi suất thấp. Do vậy trước khi vay mua nhà phải xem kỹ lãi suất thay đổi cho các năm sau theo hợp đồng tín dụng.

voi co che lai suat tha noi, nguoi mua nha can phai can nhac rat nhieu yeu to truoc khi quyet dinh mua nha tra gop. anh: vu le

Với cơ chế lãi suất thả nổi, người mua nhà cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố trước khi quyết định mua nhà trả góp. Ảnh: Vũ Lê

Thứ ba: Duy trì thu nhập ổn định nhằm tạo cơ sở tài chính vững vàng để trả nợ ngân hàng (bao gồm vốn và lãi vay). Song song đó, nhà đầu tư, người mua nhà và gia đình cần gia tăng thu nhập từ các nguồn phụ để để đảm bảo dù lãi suất tăng lên cũng có thể trả nổi nợ gốc và lãi vay.

Thứ tư: Một khi đã vay tiền ngân hàng để mua nhà, đừng vì sĩ diện mà mua cho bằng được căn nhà lớn. Ngôi nhà hợp lý nhất trong hoàn cảnh này là có diện tích vừa phải, đủ cho các thành viên trong gia đình sử dụng. Mua trả góp một căn nhà quá rộng, thừa nhiều diện tích, đồng nghĩa với việc gia đình phải còng lưng trả những khoản nợ gốc và lãi vay không cần thiết.

Thứ năm: Chọn mốc thời gian vay ngân hàng càng dài càng tốt. Khi bạn đã vay ngân hàng thì vay trên 5 năm đều có lãi suất như nhau. Do đó bạn nên chọn thời gian vay dài nhất có thể để giảm số vốn gốc hàng tháng xuống thấp nhất.

Thứ sáu: Chủ động đối phó với bẫy lãi suất thả nổi. Để thực hiện được điều này, người mua nhà phải ước tính trong giả định rằng lãi suất có thể tăng đến 30% cũng như lường trước một số chi phí đột biến bất ngờ. Như vậy, sau khi trừ chi tiêu gia đình hàng tháng thì số tiền còn lại phải đảm bảo 150% số tiền phải trả ngân hàng. Ví dụ bạn trả ngân hàng 8,8 triệu đồng thì bạn phải có số tiền dư hàng tháng là 13,2 triệu đồng để đề phòng tình huống lãi suất có thể bất ngờ tăng lên.

Thứ bảy: Lưu ý các điều khoản lãi suất phạt trả nợ trước hạn. Thông thường khi vay mua nhà, có đến 80% khách hàng thường thanh toán dứt nợ trong 5 năm đầu, nên thường bị phạt trả trước. Khoản này người vay mua nhà ít để ý và phạt khá nặng từ 1-3% trên số tiền trả nợ trước hạn. Một khi ngân hàng chào lãi suất thấp họ thường đi kèm mức phạt cao để bù lỗ lãi suất ưu đãi ban đầu.

Thứ tám: Mua bảo hiểm căn nhà. Điều này rất quan trọng, đặc biệt trong tình huống bạn đang vay vốn ngân hàng nhằm để đảm bảo rủi ro bất ngờ về bất động sản. Phí mua bảo hiểm tương đối thấp, khoảng 0,14%. Lấy ví dụ: với căn nhà 1,2 tỷ đồng thì mức phí này tương ứng 1,68 triệu đồng/năm. 

(Theo Vnexpress)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục