Với khoản góp ban đầu của mỗi công ty là 12,5 tỷ, tương đương 12,5% tại Lavenue, khi chuyển nhượng cho đối tác mỗi công ty đã thu về 50 tỷ, tổng cộng 200 tỷ, tương đương mức sinh lời gấp 4 lần.
Việt Nam 100 triệu dân nhưng chỉ có 60 công trình nhà ở xanh
- Cập nhật : 26/05/2017
Sau 10 năm công trình xanh thâm nhập vào thị trường xây dựng Việt Nam, đến nay số lượng công trình xanh và bền vững được chứng nhận trên toàn quốc mới dừng ở con số 60.
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo khởi động chương trình phát triển công trình xanh do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết Việt Nam đang được dự báo sẽ phải chịu nhiều thách thức trước vấn đề khí hậu, dù có phản ứng chậm hơn thế giới nhưng từ những năm 2000, chúng ta cũng đã có nhiều hoạt động tích cực mà điển hình là việc Thủ tướng đã ban hành Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu và Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh, cùng nhiều chương trình hành động thiết thực khác.
Để cụ thể hóa chủ trương này, mới đây ngày 11/5, Bộ Xây dựng đã ban hành “Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng về tăng trưởng Xanh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
Tuy nhiên ông Nguyễn Trần Nam cũng thẳng thắn thừa nhận, phong trào phát triển công trình xanh ở Việt Nam mới đi những bước đầu tiên, chưa có nhiều hoạt động thực sự hiệu quả và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của xã hội.
Theo ông, việc phát triển công trình xanh sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn của đối với kinh tế, xã hội và môi trường. Với riêng thị trường BĐS, thế giới cũng đã chứng minh, việc ứng dụng phát triển công trình xanh sẽ mang lại rất nhiều giá trị gia tăng và tạo nên sự phát triển bền vững cho ngành xây dựng và thị trường BĐS. Vì vậy các chủ đầu tư và người mua nhà cần có nhận thức đúng để thúc đẩy phát triển công trình xanh.
Công trình xanh là một xu hướng tất yếu
Về phía chủ đầu tư, ông Trịnh Tùng Bách, Quản lý phát triển công trình xanh của Tập đoàn Capital House đã chia sẻ nhưng cách làm hiệu quả trong xây dựng công trình xanh, tiết kiệm tài nguyên. Tại các dự án của Capital House nhờ ứng dụng dụng công nghệ, chủ đầu tư đã giúp cư dân tiết kiệm hóa đơn điện, tiết kiệm hóa đơn sử dụng nước đến 27,5% và 28% về vật liệu xây dựng.
Nhận định công trình xanh là xu hướng tất yếu, ông Trịnh Tùng Bách cho rằng vấn đề trở ngại hiện nay là phần lớn chủ đầu tư và ngay cả người mua nhà có nhận thức còn rất mơ hồ, nhiều chủ đầu tư nghĩ nếu làm công trình xanh sẽ mất 10-20% chi phí tăng thêm, điều này hoàn toàn không đúng và cần phải nhận thức lại để thúc đẩy phát triển các sản phẩm theo xu hướng này hiệu quả. “Kết quả lớn nhất mà các công trình xanh đạt được là tiết kiệm tài nguyên cho thế hệ tương lai”, ông Bách khẳng định.
Theo bà Nguyễn Thu Nhàn, Quản lý công trình xanh của Tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) cho biết trong 10 năm trở lại đây, tăng trưởng xây dựng bình quân tại Việt Nam đạt 12% và tốc độ đô thị hóa là 3,4%/năm, dự kiến đạt ngưỡng 50% vào năm 2025. Cũng trong thời gian này mức năng lượng tiêu thụ đã tăng với tốc độ nhanh hơn tăng GDP, bình quân 14%/năm.
Bà cho biết, các công trình xây dựng tại Việt Nam đang sử dụng khoảng 36% tổng năng lượng tiêu thụ của cả nước, trong đó sử dụng năng lượng điện chiếm 33% và góp 25% vào tổng lượng phát thải khí nhà kính, chiếm 1/3 tổng lượng phát thải CO2, tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu.
Giá trị thị trường xây dựng được dự báo sẽ đạt mức 14 tỷ USD vào năm 2021, trong đó gia tăng phân khúc nhà ở mật độ xây dựng cao và nhà cao cấp có mật độ xây dựng thấp. Với tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy, Việt Nam sẽ còn chịu nhiều tổn thất về vấn đề sinh thái nêu không có viện pháp chú trọng công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả.
Công trình xanh thâm nhập vào Việt Nam từ năm 2007 nhưng sau 1 thập kỷ đến nay chỉ có 60 công trình được nhận chứng chỉ xanh bền vững. Đây là một con số quá khiêm tốn so với những tòa nhà mọc như nấm sau mưa tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua.
Về vấn đề này, bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và xây dựng Phúc Khang cho biết Việt Nam đất nước 100 triệu dân nhưng số lượng công trình nhà ở đạt tiêu chuẩn công trình xanh còn rất khiêm tốn, chưa đến 100 công trình. Trong khi đó, CEO Phúc Khang cho hay trên thế giới công trình xanh phát triển rất mạnh mẽ, năm 2018 dự kiến có 60% công trình trên thế giới được xây dựng là công trình xanh. Hiện có 36.000 công trình trung tâm thương mại và 38.000 công trình nhà ở trên thế giới đạt tiêu chuẩn công trình xanh và bền vững.
Ở châu Á, Singapore là nước có tốc độ phát triển công trình xanh mãnh mẽ với 210 dự án đạt tiêu chuẩn, còn tại Úc, số công trình đạt tiêu chuẩn là hơn 700 công trình.
“Giá trị công trình xanh đem lại cho chúng ta không phải bằng tiền mà chất lượng sống tốt hơn, chỉ số hạnh phúc tốt lên và bảo vệ môi trường, tài nguyên”, bà Tổng Giám đốc Công ty Phúc Khang khẳng định.
Ông Lê Trung Thành, Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ Xây dựng cho biết công trình xanh đã lan tỏa ra nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, thế giới đã có hơn 100.000 công trình xanh với hơn 1 tỷ mét vuông được đánh giá ở mức độ khác nhau, cho thấy chủ đầu tưđã nhận rõ lợi ích của công trình xtrong chiến lược phat triển quốc gia và toàn cầu.
Tại Việt Nam, dự báo công trình xanh có sự phát triển mạnh mẽ, khả quan trong năm 2018. Ngày càng có nhiều công trình xđược công nhận ở các nước theo các bộ tiêu chí khac nhau nhưng đều theo nguyên tắc chung: đạt hiệu quả tốt nhất trong lựa chọn địa điểm xây dựng, sử dụng hiệu quả tiết kiệm năng lượng trong suốt vòng đời của công trình. Với mỗi tiêu chí và các nguyên tắc như vậy, để lược hóa những công trình xanh không phải là việc đơn giản.
Theo NDH.vn