Quảng Ninh vốn được xem là một cực tăng trưởng kinh tế của vùng Đông bắc và một phần của tam giác chiến lược Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Những năm gần đây, Quảng Ninh đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, nhất là về cơ sở hạ tầng. Đây cũng là yếu tố khiến bất động sản khu vực này tăng nhanh.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Vốn tư nhân vào bất động sản rất tích cực
- Cập nhật : 17/05/2018
Theo số liệu thống kê của ông Lực, số vốn đăng ký ban đầu bình quân của doanh nghiệp hiện nay đã tăng từ 10 tỷ đồng lên khoảng 69 tỷ đồng, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán (khoảng 58 doanh nghiệp) hoạt động tương đối tốt.
Tại diễn đàn Diễn đàn Bất động sản 2018 với chủ đề: Cơ hội từ chính sách, ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia cho biết, vốn dành cho bất động sản có 6 nguồn gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoại, vốn tín dụng bảo lãnh, vốn tư nhân (vốn tự có, vốn góp), tương lai có thể xuất hiện nhiều nguồn hơn ví dụ như bitcoin, một số nước đã chấp nhận.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực phát biểu tại diễn đàn
Với 6 nguồn vốn hiện nay, Tiến sĩ Lực nhấn mạnh tới dòng vốn tín dụng ngân hàng và dòng vốn tư nhân.
Tiến sĩ Lực cho biết, dư nợ cho vay của ngân hàng vào thị trường bất động sản 5 năm gần đây không hề giảm, chỉ là tăng không nhanh như mức tăng tín dụng của toàn nền kinh tế, mặc dù Chính Phủ và NHNN đã yêu cầu phải kiểm soát rủi ro.
Tính đến cuối 2017, tổng dư nợ cho vay đầu tư và kinh doanh bất động sản của Việt Nam khoảng 471.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 7,2% tổng dư nợ), tăng 8,3% so với đầu năm. Ngoài ra, tín dụng cho vay xây lắp và tín dụng tiêu dùng (cho vay để sửa chữa, xây dựng nhà cửa…) cũng là một phần tín dụng bất động sản, nếu tính 2 phần này, tổng dư nợ sẽ rất lớn.
Nguồn: Tài liệu diễn đàn
Đối với dòng vốn tư nhân, Tiến sĩ Lực cho biết, 3 năm vừa qua có những tín hiệu rất tích cực. Năm 2017 có 5.100 doanh nghiệp bất động sản mới ra đời, tăng 162%. 4 tháng đầu năm, số lượng công ty trong ngành tiếp tục ra tăng khoảng 42%.
Theo số liệu thống kê của ông Lực, số vốn đăng ký ban đầu bình quân của doanh nghiệp hiện nay đã tăng từ 10 tỷ đồng lên khoảng 69 tỷ đồng, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán (khoảng 58 doanh nghiệp) hoạt động tương đối tốt.
Năm 2017, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán tăng lần lượt 38% và 220%, điều này thể hiện một bức tranh khả quan với thị trường bất động sản.
Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp theo nhóm ngành
Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng chỉ ra những hạn chế của tài chính bất động sản Việt Nam như quỹ tiết kiệm nhà ở không phát triển được chủ yếu do thiếu cơ chế, cách làm… chưa phù hợp với thị trường.
Hệ thống các định chế tài chính (ĐCTC) chưa đa dạng, cụ thể là chưa có hoặc chưa phát triển các ĐCTC như quỹ tín thác đầu tư bất động sản - REIT, cơ quan cho vay thế chấp nhà ở… cũng được chỉ ra đang là những rào cả khiến cho thị trường tài chính nhà ở chưa thể phát triển.
Chính vì những hạn chế trên dòng vốn vào bất động sản vẫn chủ yếu từ ngân hàng, điều này theo vị chuyên gia của BIDV là không bền vững. Ngân hàng về bản chất không có vốn dài hạn mà sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn trong lĩnh vực bất động sản. NHNN đã có chỉ thị hạn chế tín dụng vào bất động sản, giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống 45% trong năm nay và chỉ còn 40% trong năm sau.
"Vì thế, chúng ta cần phát triển các kênh huy động vốn khác và cân đối cấu trúc thị trường tài chính, để phát triển thị trường bất động sản, trong tương lai", ông Lực chia sẻ.
Lê Hải
Theo NDH.VN