Liên danh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC vừa được UBND TPHCM chỉ định là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa, theo quyết định mới đây của UBND TPHCM.
Thị trường bất động sản năm 2016 sẽ diễn biến thế nào?
- Cập nhật : 02/12/2015
(Bat dong san)
Nguồn cung nhà ở trong năm 2016 được dự báo sẽ vào khoảng 60.000 - 80.000 căn từ nhiều dự án mới, trong đó vẫn nghiêng về phân khúc cao cấp với khoảng 70% tổng nguồn cung. Cũng trong năm tới, do nguồn cung nhiều, cạnh tranh trên thị trường sẽ gay gắt, thanh khoản của các doanh nghiệp sẽ chậm lại, giá nhà bán dự báo sẽ tăng trong biên độ 5-7%...
Trong vòng 4 năm qua, thị trường đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa các phân khúc của căn hộ. Cùng với sự giảm xuống rõ nét của tỷ trọng phân khúc bình dân (từ 46% trong năm 2012 xuống 26% trong 9 tháng đầu năm 2015 tại Tp.HCM, và từ 84% xuống 28% cùng thời kỳ tại Hà Nội), là sự tăng lên mạnh mẽ của phân khúc cao cấp...
các nhà đầu tư cũng cần chú trọng đến các yếu tố quan trọng như quỹ đất sạch lớn nằm tại các vị trí gần trung tâm thành phố, đặc biệt là tập trung tại các tuyến đường sắt trên cao ở Hà Nội và metro ở Tp. HCM; Các KCN nằm tại các vị trí thuận lợi như gần cảng biển, sân bay để tận dụng cơ hội từ TPP.
Đó là chia sẻ của các chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư kinh doanh BĐS tại hội thảo “Bức tranh toàn cảnh thị trường Bất động sản Việt Nam. Triển vọng cổ phiếu ngành Bất động sản”, diễn ra tại Tp.HCM chiều tối qua.
Năm 2015, dự án cao cấp tăng chóng mặt
Trong năm 2015, với sự phục hồi của các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam, sự hỗ trợ của các chính sách vĩ mô và pháp luật liên quan, thị trường BĐS đã ghi nhận sự tăng lên đáng kể về thanh khoản cũng như sự giảm mạnh về hàng tồn kho.
Năm 2015 cũng đánh dấu các quỹ đầu tư và công ty nước ngoài đang mạnh tay đổ vốn vào thị trường BĐS thông qua các hình thức mua bán dự án, đầu tư góp vốn khiến thị trường thêm sôi động. Trong 11 tháng năm 2015, lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ 3 về thu hút vốn đầu tư FDI với 19 dự án đầu tư mới và 7 dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,81 tỷ USD.
“Con số này chắc chắc chắn còn tăng hơn nữa khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức có hiệu lực, được ví như đòn bẩy gia lực thêm cho nền kinh tế, tạo vận hội lớn cho nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp BĐS”, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Đất Xanh, chia sẻ.
Bà Lê Hoàng Lan Như Ngọc, Quản lý Cấp cao Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn - Công ty TNHH CBRE (Việt Nam), cho rằng cơ cấu dân số trẻ của Việt Nam đang tạo nên nguồn cầu lớn về nhà ở. Thu nhập hộ gia đình hàng tháng cũng đang tăng trưởng vượt mức, nếu như năm 2010 tỉ lệ thu nhập 15 triệu đồng/tháng chỉ chiếm 2% thì con số này đã tăng lên 8% trong năm 2013.
Ngoài ra, sự thay đổi loại hình căn hộ với việc xuất hiện nhiều hơn của các căn hộ nhỏ, vừa túi tiền hơn cũng đáng ghi nhận trong năm nay. Theo đó, tỉ lệ căn hộ 1-2 phòng ngủ ở Tp.HCM trước 2012 chiếm 38% và sau 2012 là 57% ở phân khúc hạng sang và cao cấp; và 66% và 72% ở phân khúc trung cấp và bình dân. Tỉ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ cao, hấp dẫn nhà đầu tư BĐS. Trung bình, tỉ suất lợi nhuận gộp cho thuê ở căn hộ cao cấp tại quận 7 và quận 2 năm 2012 lần lượt là 7,4% và 7,8% thì sang quý 2/2015 đã tăng lên 7,8% và 8,05%.
Trong vòng 4 năm qua, thị trường đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa các phân khúc của căn hộ. Cùng với sự giảm xuống rõ nét của tỷ trọng phân khúc bình dân (từ 46% trong năm 2012 xuống 26% trong 9 tháng đầu năm 2015 tại Tp.HCM, và từ 84% xuống 28% cùng thời kỳ tại Hà Nội), là sự tăng lên mạnh mẽ của phân khúc cao cấp (từ 16% năm 2012 đến 36% trong 9 tháng qua tại Tp.HCM và từ 4% lên 29% cùng thời kỳ tại Hà Nội).
Kỳ vọng gì cho năm 2016
CBRE nhấn mạnh rằng việc Luật kinh doanh BĐS sửa đổi nới lỏng quyền mua, nắm giữ và cho thuê BĐS cho người nước ngoài tại Việt Nam đi vào hiệu lực từ ngày 1/07/2015 thị trường đã nhận được sự quan tâm tích cực từ người nước ngoài.
Đến nay, đã có hơn 400 giao dịch của người nước ngoài và yêu cầu mua từ người nước ngoài cũng tăng 30%. Bên cạnh đó, Chính phủ đã cho phép nới lỏng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các công ty niêm yết lên 100% cũng sẽ tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp BĐS thu hút vốn đầu tư.
“Giá bán tại các dự án đã đi vào hoạt động thấp hơn nhiều so với giá chào sơ cấp của các dự án mới tung ra thị trường, nhưng lượng tiêu thụ vấn đạt mức cao cho thấy triển vọng thị trường trong năm tới vẫn tốt”, bà Ngọc nói.
Ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó Phòng Nghiên cứu – Phân tích của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công Thương (VietinBankSC), cho biết thêm ngành BĐS đang ở trong giai đoạn phục hồi đáng ghi nhận, qua đó có tác động nhất định lên diễn biến giá cổ phiếu ngành BĐS. Hầu hết các mã cổ phiếu ngành BĐS đều có sự tăng trưởng tốt hơn trong chỉ số Vn-Index trong vòng 3 tháng trở lại đây (+5%). Xét về giá trị giao dịch (GTGD), ngành BĐS chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vòng 6 tháng đầu năm 2015, với 18,7% GTGD toàn thị trường. Điều này đã và đang cho thấy sự quan tâm lớn của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo đánh giá của ông Đăng, đối với tỷ trọng vốn hóa của các doanh nghiệp BĐS niêm yết, hiện nay đang chiếm khoảng 12% toàn thị trường, xếp thứ 2 sau ngân hàng, thực phẩm, tuy cổ phiếu ngành BĐS chưa phải là nhóm ngành dẫn dắt thị trường. “Điều này đến từ sự phân hóa của ngành rất rõ nét. Trong 9 tháng năm 2015, có 22,4% mã cổ phiếu ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm, có nghĩa không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng tốt cơ hội từ sự phục hồi thị trường” ông Đăng nói.
Trong dài hạn, ông Đăng góp ý các nhà đầu tư cũng cần chú trọng đến các yếu tố quan trọng như quỹ đất sạch lớn nằm tại các vị trí gần trung tâm thành phố, đặc biệt là tập trung tại các tuyến đường sắt trên cao ở Hà Nội và metro ở Tp. HCM; Các KCN nằm tại các vị trí thuận lợi như gần cảng biển, sân bay để tận dụng cơ hội từ TPP. Ngoài ra, chúng ta cần chú yến đến các loại hình đầu tư đa dạng của doanh nghiệp để đem lại dòng tiền ổn định trong dài hạn.