tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Nhịp sống chậm rãi trong những ngôi nhà cổ Hà Nội

  • Cập nhật : 19/01/2016

(Bat dong san)

Khu phố cổ Hà Nội được biết đến là khu vực đông đúc, nhộp nhịp bậc nhất Hà Nội. Kiến trúc đặc trưng của các căn nhà cổ ở đây đều theo dạng ống, với đặc trưng bề ngang hẹp, chiều dài sâu, đôi khi thông sang phố khác.

Hiện nay, mật độ dân số cao cùng diện tích sinh sống nhỏ hẹp đã phần nào ảnh hưởng tới cảnh quan của khu phố cổ. Thế nhưng, hình ảnh đặc trưng cùng lối kiến trúc quen thuộc của một Hà Nội xưa cũ vẫn rất dễ bắt gặp ở khu phố cổ. Ngôi nhà số 53 Hàng Nón dưới đây là một ví dụ. Ngôi nhà cho đến nay vẫn còn giữ được lối kiến trúc ban công 2 tầng du nhập từ Pháp rất phổ biến tại Hà Nội trước đây.

thoat nhin, han nhieu nguoi se nghi day la can nha 3 tang giong nhu nhung ngoi nha 3 tang khac.

Thoạt nhìn, hẳn nhiều người sẽ nghĩ đây là căn nhà 3 tầng giống như những ngôi nhà 3 tầng khác.

thuc te, day la hai can nha co loi di rieng biet, ma chu can ho o tang tren phai di vao ngo va len gac moi den duoc nha minh.

Thực tế, đây là hai căn nhà có lối đi riêng biệt, mà chủ căn hộ ở tầng trên phải đi vào ngõ và lên gác mới đến được nhà mình.

day la can nha ma ong duong dinh tai va ba nguyen thi hien da chung song cung cac con tu nam 1971.

Đây là căn nhà mà ông Dương Đình Tài và bà Nguyễn Thị Hiển đã chung sống cùng các con từ năm 1971.

ba hien nguyen goc o pho cau go, chung song voi ong tai da duoc 45 nam. tu do cho den nay, kien truc nguyen ban cua can nha phap co van khong thay doi gi so voi hinh dang ban dau.

Bà Hiển nguyên gốc ở phố Cầu Gỗ, chung sống với ông Tài đã được 45 năm. Từ đó cho đến nay, kiến trúc nguyên bản của căn nhà Pháp cổ vẫn không thay đối gì so với hình dáng ban đầu.

can nha rong khoang 40 met vuong, duoc chia lam 2 phong de sinh hoat cung mot ban cong nho nhin ra mat duong.

Căn nhà rộng khoảng 40 mét vuông, được chia làm 2 phòng để sinh hoạt cùng một ban công nhỏ nhìn ra mặt đường.

tat ca nhung do dac cua gia dinh tu xua nhu sap gu tu che, bo ban ghe, chiec may khau “xanh gie” hay chiec giuong lo xo cua nha tu san thoi ki truoc cach mang thang tam… deu khong con hoac het gia tri su dung do da qua lau doi. ba hien chia se, tu hoi lay nhau, hai ong ba cung chang mua sam gi nhieu nen tai san lon nhat cua ho la 3 nguoi con sau gan 50 nam chung song.

Tất cả những đồ đạc của gia đình từ xưa như sập gụ tủ chè, bộ bàn ghế, chiếc máy khâu “xanh gie” hay chiếc giường lò xò của nhà tư sản thời kì trước Cách mạng Tháng Tám… đều không còn hoặc hết giá trị sử dụng do đã quá lâu đời. Bà Hiển chia sẻ, từ hồi lấy nhau, hai ông bà cũng chẳng mua sắm gì nhiều nên tài sản lớn nhất của họ là 3 người con sau gần 50 năm chung sống.

toan cac can ho trong ngo xua kia va ca cua hang nho dang buon ban o mat duong so 53 hang non von la cua gia dinh nha ong tai. nhung theo thoi gian, nhieu can ho da duoc sang ten cho chu moi va 3 anh em nha ong tai van cung nhau sinh song trong con ngo nho hep nay.

Toàn các căn hộ trong ngõ xưa kia và cả cửa hàng nhỏ đang buôn bán ở mặt đường số 53 Hàng Nón vốn là của gia đình nhà ông Tài. Nhưng theo thời gian, nhiều căn hộ đã được sang tên cho chủ mới và 3 anh em nhà ông Tài vẫn cùng nhau sinh sống trong con ngõ nhỏ hẹp này.

cac sinh hoat nhu nau nuong, tam giat hay ve sinh ca nhan,… deu dien ra tai khu vuc chung vi can nha cua ho khong co khu phu theo thiet ke nguyen ban.

Các sinh hoạt như nấu nướng, tắm giặt hay vệ sinh cá nhân,… đều diễn ra tại khu vực chung vì căn nhà của họ không có khu phụ theo thiết kế nguyên bản.

nhung ngay dong ret muot hay buoi dem mua gio bao bung, hai ong ba van phai len xuong hang chuc bac cau thang de di xuong duoc khu ve sinh chung cua ngo. hien khu ve sinh chung cua ngo hien nay co 6 ho su dung.

Những ngày đông rét mướt hay buổi đêm mưa gió bão bùng, hai ông bà vẫn phải lên xuống hàng chục bậc cầu thang để đi xuống được khu vệ sinh chung của ngõ. Hiện khu vệ sinh chung của ngõ hiện nay có 6 hộ sử dụng.

de phoi phong va cat tru do dac khong dung toi, ba hien lai phai len xuong tiep tuc hang chuc bac cau thang nua moi den duoc khu vuc phoi phong.

Để phơi phóng và cất trữ đồ đạc không dùng tới, bà Hiển lại phải lên xuống tiếp tục hàng chục bậc cầu thang nữa mới đến được khu vực phơi phóng.

nam nay da 70 tuoi va suc yeu di nhieu, lai hay bi dau nhuc chan nhung nhung hom troi mua gio, ba hien van phai chay len tum gap de rut quan ao cho khoi uot.

Năm nay đã 70 tuổi và sức yếu đi nhiều, lại hay bị đau nhức chân nhưng những hôm trời mưa gió, bà Hiển vẫn phải chạy lên tum gấp để rút quần áo cho khỏi ướt.

“ngay truoc, da co nguoi toi hoi mua nha nhung toi khong ban. song quen o khu pho nay gan doi nguoi roi nen gia dinh toi cung chang muon chuyen di dau lam gi”, ba hien tam su va cho biet them, gia tri cua can nha nay khong duoc lon lam do khong tien kinh doanh, buon ban va sinh hoat nhieu bat tien.

“Ngày trước, đã có người tới hỏi mua nhà nhưng tôi không bán. Sống quen ở khu phố này gần đời người rồi nên gia đình tôi cũng chẳng muốn chuyển đi đâu làm gì”, bà Hiển tâm sự và cho biết thêm, giá trị của căn nhà này không được lớn lắm do không tiện kinh doanh, buôn bán và sinh hoạt nhiều bất tiện.

viec di lai trong ngo cung gap nhieu kho khan boi chieu ngang rat hep va khong du anh sang.

Việc đi lại trong ngõ cũng gặp nhiều khó khăn bởi chiều ngang rất hẹp và không đủ ánh sáng.

da co nhieu nguoi khuyen nen lam mot cho di ve sinh nho o ngay ban cong, nhung ong ba tai khong thuc hien vi khong muon pha bo di kien truc nguyen ban cua can nha ma ong cha de lai.

Đã có nhiều người khuyên nên làm một chỗ đi vệ sinh nhỏ ở ngay ban công, nhưng ông bà Tài không thực hiện vì không muốn phá bỏ đi kiến trúc nguyên bản của căn nhà mà ông cha để lại.

Khu phố cổ Hà Nội có diện tích khoảng 81ha, nằm trên địa bàn 10 phường thuộc quận Hoàn Kiếm, với tổng số dân hơn 6,6 vạn người (năm 2010), mật độ 823 người/ha. Trong khu phố cổ hiện có 121 di tích, hơn 200 ngôi nhà có giá trị đặc biệt cần bảo tồn. Tuy nhiên, đang có hơn 1.600 hộ dân sống trong các căn hộ xuống cấp nguy hiểm và nhà đông hộ.

Đề án giãn dân phố cổ của quận Hoàn Kiếm dự kiến trong giai đoạn một sẽ di chuyển khoảng 1.800 hộ (gồm các hộ sống trong các di tích, trường học, công sở, nhà đông hộ và nhà cổ có giá trị đặc biệt cần bảo tồn) sang khu đất có diện tích 11,12ha tại khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên). Dự trù nguồn vốn đầu tư cho toàn bộ giai đoạn I là hơn 4.300 tỷ đồng.

(Theo CafeF)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục