Thế chấp dự án, giá trị hàng tồn kho lên đến cả ngàn tỷ, sản phẩm tiêu thụ chậm... thế nhưng các doanh nghiệp (DN) địa ốc niêm yết vẫn đặt ra mục tiêu lợi nhuận “khủng”.
"Gia tộc" Trương Mỹ Lan và những siêu dự án bất động sản
- Cập nhật : 11/11/2015
(Bat dong san)
Một số thành viên đang nắm cổ phần trong tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát đã mua căn biệt thự cổ có giá 35 triệu USD tại Tp.HCM đã cho thấy “gia tộc” này tiếp tục thâu tóm nhiều dự án BĐS tại các vị trí khá đắc địa.
Tóm tắt
Ngoài Times Square, doanh nhân Trương Mỹ Lan hiện nắm trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều cao ốc ở những vị trí đắc địa nhất của khu trung tâm thành phố, như An Đông Plaza – Winsor Hotel, Union Square, dự án căn hộ cao cấp Sherwood Residence. Năm 2013, qua các công ty trung gian, bà Lan đã mua lại Vincom Center A với giá trị chuyển nhượng công bố gần 10 nghìn tỷ đồng sau đó đổi tên thành Union Square.
Ngoài ra, một biệt thự khác nằm tại số 606 đường Trần Hưng Đạo, quận 5, hiện nay là trụ sở công ty An Phú cũng đã được chính tập đoàn Vạn Thịnh Phát mua từ nhiều năm nay.
Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát khởi nghiệp từ đầu những năm 1990. Sau giai đoạn đầu kinh doanh địa ốc, đầu tư vào khách sạn và nhà hàng tập trung tại quận 5 – nơi có nhiều người Hoa sinh sống – Vạn Thịnh Phát vươn tay thành lập nhiều công ty con và nhóm các công ty liên kết chuyên đầu tư BĐS khu trung tâm Tp.HCM.
Được biết, năm 2007 Vạn Thịnh Phát đã tham gia thành lập các công ty cổ phần có vốn đầu tư lớn là Công ty CP Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Đầu tư An Đông, đồng thời hợp tác với Công ty CP Đầu tư Times Square Việt Nam và Công ty CP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula để hình thành nên nhóm các công ty liên kết chuyên đầu tư BĐS.
Ngoài Times Square, doanh nhân Trương Mỹ Lan hiện nắm trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều cao ốc ở những vị trí đắc địa nhất của khu trung tâm thành phố, như An Đông Plaza – Winsor Hotel, Union Square, dự án căn hộ cao cấp Sherwood Residence. Năm 2013, qua các công ty trung gian, bà Lan đã mua lại Vincom Center A với giá trị chuyển nhượng công bố gần 10 nghìn tỷ đồng sau đó đổi tên thành Union Square.
Mới đây nhất, UBND Tp.HCM đã chấp thuận việc mở rộng dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ, cao ốc văn phòng tại số 100 đường Hùng Vương, phường 9, quận 5 (Hùng Vương Square) với điều kiện chủ đầu tư Công ty CP đầu tư An Đông - đối tác của Vạn Thịnh Phát phải tự thỏa thuận và hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng với các hộ dân trong phạm vi mở rộng dự án về phía đường Nguyễn Duy Dương.
Hùng Vương Square đi vào hoạt động hồi đầu năm 2015. Dự án được xây dựng trên khuôn viên đất 8.000 m2, gồm 1 tầng trệt, 2 tầng lầu và 4 tầng để xe cùng quảng trường rộng hơn 1.000m2.
Được biết, Công ty CP đầu tư An Đông là chủ dự án An Đông Plaza - Khách sạn Winsor và đồng thời là nhà đầu tư đã mua lại khu thương mại và 607 căn hộ thuộc dự án cao ốc Thuận Kiều Plaza trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến gần cuối tháng 1/2014 từ liên doanh chủ đầu tư cũ (Công ty Kings Harmony Int’LTD Hồng Kông và Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn).
Trước đó hồi tháng 8/2015, UBND TPHCM cũng chấp thuận chủ trương tiếp tục thực hiện dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị tại phường Phú Thuận, quận 7 do Công ty Cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula làm chủ đầu tư. Đây là công ty đối tác của Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát với số vốn điều lệ lên đến 18.000 tỉ đồng.
Dự án có tổng diện tích 118 ha, được quy hoạch là một khu đô thị hiện đại bao gồm công viên chuyên đề, cụm dân cư (biệt thự cao cấp và cao ốc căn hộ), các tòa nhà văn phòng, khách sạn sang trọng, trung tâm mua sắm, quảng trường, bến tàu khách du lịch quốc tế và nhiều công trình tiện ích công cộng.
Một nguồn tin riêng cho biết vào tháng 6/2015 vừa qua, Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát cũng đã có văn bản xin chủ trương UBND Tp.HCM về việc đầu tư dự án khu tứ giác “vàng” Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế - Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng tại phường Bến Nghé quận 1. Khu đất này có diện tích 11.160m2, xây cao tối đa 40 tầng. Nguồn tin chúng tôi có được cũng cho thấy nếu được chấp thuận, tập đoàn này sẽ “biến” khu đất vàng này thành một đại trung tâm thương mại lớn nhất cả nước, với thương hiệu Union Square 2.
Trong một diễn biến mới nhất, theo một số nguồn tin, căn biệt thự trị giá 35 triệu USD tại trung tâm quận 3, Tp.HCM đã được bán cho Công ty CP Minerva có trụ sở tại Tp.HCM. Công ty này do ông Dương Hoàng Danh làm Tổng giám đốc.
Được biết, công ty Minerva mới thành lập ngày 28/7/2015, có vốn điều lệ 200 tỉ đồng. Ban đầu người đại diện pháp luật của công ty này là Tổng giám đốc Trương Lập Hưng sinh năm 1986, thường trú ở 83 Nguyễn Huệ quận 1, Tp.HCM. Đến ngày 11/9, công ty thay đổi người đại diện pháp luật sang ông Dương Hoàng Danh (sinh năm 1973) làm Tổng giám đốc, thường trú tại quận 8 Tp.HCM. Trụ sở chính của công ty này đặt trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1.
Thông tin trên giấy phép đăng kí kinh doanh cho biết Công ty Cổ phần Minerva có 3 cổ đông sáng lập là: bà Trương Huệ Vân (sinh năm 1988) có 10% cổ phần tương đương 20 tỉ đồng vốn điều lệ trong công ty Minerva; ông Trương Lập Hưng có 10% cổ phần, tương đương 20 tỉ đồng và bà Mary Chu Yuet Fan (Chu Duyệt Phấn) nắm giữ 80% cổ phần, tương đương 160 tỉ đồng.
Được biết, vai trò của ông Trương Lập Hưng và bà Trương Huệ Vân (đều là cháu ruột của bà Trương Mỹ Lan) trong tập đoàn Vạn Thịnh Phát có lẽ không hề nhỏ khi ông và bà lần lượt là cổ đông lớn thứ 4 và thứ 5 của công ty trách nhiệm hữu hạn tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group Holdings), đồng chiếm tỷ lệ 1,67% vốn,. Vạn Thịnh Phát Group Holdings hiện nắm giữ hơn 40% cổ phần của công ty cổ phần tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát.
Ngoài ra, một biệt thự khác nằm tại số 606 đường Trần Hưng Đạo, quận 5, hiện nay là trụ sở công ty An Phú cũng đã được chính tập đoàn Vạn Thịnh Phát mua từ nhiều năm nay.
Không những thế, tập đoàn Vạn Thịnh Phát còn đang triển khai đầu tư 16 dự án khác trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Tất cả các dự án đầu tư này gồm có 3 dự án đầu tư cụm công nghiệp (CCN), 7 khu dân cư thương mại dịch vụ và nhiều dự án nhà ở tái định cư, với tổng diện tích trên 1.500ha. Ngoài ra, tập đoàn này còn đề nghị đầu tư 3 tuyến đường chính khác nhằm phục vụ những dự án trên và 3 dự án dân cư, thương mại, dịch vụ tại CCN Nam Hoa, CCN Tân Phú Thịnh và Làng đại học Sài Gòn – Long An.
Thương hiệu Vạn Thịnh Phát cũng nhờ vậy mà ngày càng phát triển, từng bước khẳng định vị thế của mình trên thương trường và đến nay đã trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu ở Việt Nam trong lãnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, với vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng.