Quy mô dự án gồm 3 tòa nhà cao 21 tầng có vị trí ở khu Tây Nam Hà Nội, giáp vành đai 3, với giá bán khoảng từ 18 triệu đồng/m2.
Cao ốc bỏ hoang: Đại gia thách thức chính quyền
- Cập nhật : 27/12/2015
(Bat dong san)
Để đất vàng, các dự án bỏ hoang, chậm tiến độ ngay giữa trung tâm thời gian gian qua là một bài họccho chính quyền trong việc cấp phép, còn chủ đầu tư cũng phải nhìnlại năng lực của mình trong cuộc chơi của thị trường bất động sản. Họsẽ cần thời gian dài để giải quyết những “cục máu đông” này.
Năm 2015, câu chuyện thu hồi dự án bất động sản bỏ hoang đã được cơ quan chức năng tính tới, sau thời gian dài "bất động". Tại Hà Nội, ngay ở vị trí trung tâm, người đi đường có thể quan sát thấy không ít tòa nhà dang dở xám xịt. Điều đáng nói, đây hầu hết là các tòa nhà chung cư, văn phòng được quảng cáo đình đám và có giá cao ngất ngưởng một thời. Tuy nhiên, sau đó, chúng được ì ạch thi công và tới nay, nhà thầu biến mất dạng còn dự án trơ trọi hoang tàn.
Chủ đầu tư thì viện đủ lý do để giải thích cho việc chậm tiến độ. Nhiều chuyên gia cho rằng họ vẫn bế tắc và phải trả giá cho việc đầu tư không kịp thời và lúng túng bài toán chuyển đổi công năng dự án.
Để tiếp tục đưa dự án về đích, họ cần phải bỏ ra một nguồn tài chính xin chuyển đổi công năng một số phần của dự án và tìm kiếm nhà thầu. Tuy nhiên, điều này cũng khó vì hiện nay, người mua nhà đang quay lưng lại không tiếp tục góp vốn còn ngân hàng, đối tác từ chối vì chủ đầu tư không còn năng lực.
Tại Hà Nội, dự án Usilk city là một ví dụ điển hình. Với quy mô hàng nghìn căn hộ nhưng mới chỉ một tòa đi vào sử dụng. Được quảng cáo là thay đổi diện mạo của Hà Đông, song dự án này lại làm xấu thêm cửa ngõ phía Tây khi công trường ngổn ngang, dang dở. Phía bên ngoài, khu vực tầng hầm cỏ mọc dại um tùm như một hố sâu khổng lồ. Mới đây, chủ đầu tư đã quyết định bán một phần dự án.
Một dự án khác là Sky Garden ở ngõ 115 Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) do Công ty TNHH Định Công làm chủ đầu tư, cũng đang án binh bất động. Với quy mô 28 tầng, 2 tầng hầm, 1 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái đã được cấp phép xây dựng từ ngày 31/12/2011, nhưng đến nay chỉ xây đến tầng 8 và 1 tầng hầm.
Tương tự như vậy, dự án 131 Thái Hà sau khi xây dựng được 2 tầng hầm và 11 tầng nổi và 3 tầng kỹ thuật thì chủ đầu tư tạm dừng thi công. Trong khi đó, theo thiết kế, dự án sẽ được xây dựng 17 tầng.
Ngay cả dự án đã thi công hoàn thiện phần thô vẫn dang dở. Đơn cử như tòa nhà 198B Tây Sơn với vị trí đắc địa, nằm giữa ngã tư Thái Hà - Chùa Bộc, hiện vẫn rào tôn xung quanh và không được thi công suốt thời gian dài.
Tại TP.HCM, dự án Kenton Residences gần ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) điển hình nhất trong số các cao ốc nghìn tỷ đang hoang hóa. Theo công bố năm 2009, Kenton Residences có vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD, xây trên diện tích 9,1 ha. Dự án gồm 3 phân khu với 9 tòa tháp, 1.640 căn hộ. Đến năm 2012, khi mới xây xong phần thô của một số tòa tháp thì chủ đầu tư ngưng hẳn các hạng mục tiếp theo.
Tại cửa ngõ phía Đông, dự án cao ốc văn phòng và căn hộ hạng sang DB Tower cũng đang bỏ hoang sau khi đổ xong phần sàn thô. Dự án này do Công ty TNHH thương mại và đầu tư Cận Viễn Đông làm chủ đầu tư, quy mô xây dựng gồm 3 tầng hầm và 22 tầng cao.
Tại trung tâm, tiêu biểu cho tòa nhà bỏ hoang là cao ốc 42 tầng Saigon One Tower (tên cũ Saigon M&C Tower) tại góc đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Võ Văn Kiệt (quận 1, TP.HCM), khi hoàn thành hơn 80% hạng mục, dự án bất động suốt 4 năm qua.
Nếu như Hà Nội và TP.HCM đang phải giải quyết các dự án xây dang dở thì Đà Nẵng năm vừa qua phải đối mặt với việc thu hồi các khu đất vàng bỏ hoang. Điển hình như Sân vận động Chi Lăng, trước đây, khu đất này dự kiến sẽ hình thành nên khu phức hợp do Tập đoàn Thiên Thanh đầu tư nhưng nay đã thuộc quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước, do tập đoàn này vi phạm trong quản lý kinh tế đang trong quá trình xử lý pháp luật.
Ngoài ra phải kể tới các dự án do Công ty CP Địa ốc Viễn Đông Việt Nam, Công ty CP Địa ốc Đông Á, Công ty CP Địa ốc Vũ Châu Long làm chủ đầu tư ngay tại trung tâm thành phố. Các dự án này đều chậm tiến độ 5-7 năm và trực tiếp làm cho mỹ quan đô thị của Đà Nẵng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ở vị trí trung tâm.
Việc các dự án bỏ hoang đang khiến cho chính quyền phải đau đầu. Tại Hà Nội, sau một cuộc rà soát, một loạt dự án đang nằm trong tầm ngắm thu hồi hoặc buộc “thay chủ” sau khi Sở Xây dựng Hà Nội kiểm tra, rà soát các dự án chậm tiến độ, gây mất mỹ quan trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, điều này sẽ gặp khó khăn bởi vấn đề hiện nay các chủ đầu tư đã bỏ hàng nghìn tỷ đồng vào các dự án này.
Trong khi đó, phương án tìm kiếm một đối tác mới để đầu tư xem ra cũng khó có hiệu quả chủ đầu tư đang gánh một khoản nợ nghìn tỷ việc xoay sở thêm để đưa dự án đi vào hoạt động là một bài toán khó. Nếu dự án có tiềm năng chắc chắn các nhà đầu tư sẽ nhảy vào từ trước đó.
Tại Đà Nẵng, do các chủ dự án đều đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nên việc xử lý hậu quả chậm triển khai đầu tư là rất khó khăn, có thể nói là bế tắc. Quan điểm là vẫn dành cho nhà đầu tư cơ hội cuối cùng về các phương án giải quyết. Tuy nhiên, việc xử lý cần thời gian dài do cả hai phía đều khó khăn trong việc tìm tương lai cho dự án.
Việc các dự án bỏ hoang, chậm tiến độ trong thời gian qua là một bài học cho chính quyền trong việc cấp phép dự án, còn các chủ đầu tư cũng nhìn lại năng lực của mình trong cuộc chơi của thị trường bất động sản. Họ sẽ còn thời gian dài để giải quyết những “cục máu đông” này.