Một số công ty địa ốc tại TP.HCM thống kê cho thấy khoảng 25% đến 30% khách hàng giao dịch bất động sản ở Sài Gòn đến từ phía Bắc.

“Đây là thời điểm các công ty lên kế hoạch cho việc thuê mặt bằng cũng như chỗ ở cho nhân viên của mình”, đó là nhận định của ông Greg Ohan, Giám đốc cấp cao về dịch vụ môi giới của công ty CBRE Việt Nam tại buổi công bố khảo sát phân khúc thị trường văn phòng và căn hộ cao cấp, vừa diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh.
Theo khảo sát trên, Quý 3/2015, mức cầu văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục vượt qua nguồn cung khi chỉ có 5 tòa nhà văn phòng tại trung tâm Thành phố có thể cung cấp cho khách thuê khoảng 1.000m2 sàn liên tiếp. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thuê khi nhu cầu thuê văn phòng từ các công ty phần mềm và công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các công ty gia công đang có xu hướng tăng lên.
Dự kiến, một số dự án hiện tại trong khu trung tâm thành phố có khả năng tăng giá 10%-20% sau khi hoàn thành việc nâng cấp vào Quý 2/2015, bao gồm: Somerset Ho Chi Minh, Sherwood Residence (đang làm), Diamond Plaza và Riverside (đã lên kế hoạch).
Trong khi đó, do nguồn cung văn phòng hạng A chỉ đón nhận một vài dự án mới, nên giá thuê trên thị trường sẽ có biến động, với dự đoán ở mức tăng khoảng 5% từ nay cho tới năm 2017 mới dừng lại. Đồng thời, việc khan hiếm mặt bằng văn phòng đẩy các khách thuê phải lên kế hoạch trước ít nhất 18 tháng. Thậm chí, một số công ty đa quốc gia và các công ty lớn trong nước sử dụng trên 1.000m2 sàn phải lên kế hoạch cho mình trước tới 24 tháng so với ngày hợp đồng của họ hết hạn.
Đối với thị trường căn hộ dịch vụ, khảo sát cũng chỉ ra rằng, mức giá trung bình cũng tiếp tục tăng cho đến cuối 2015 vì không có nguồn cung mới. Rất nhiều dự án hiện hữu vẫn mang tính cạnh tranh cao trong thị trường căn hộ dịch vụ. CBRE dự báo nhu cầu về căn hộ dịch vụ cao cấp cũng như văn phòng chất lượng cao tiếp tục tăng do sự phát triển mở rộng của các công ty đa quốc gia và các công ty mới vào thị trường Việt Nam.
Thanh Tuyết
Theo Thời báo ngân hàng
Một số công ty địa ốc tại TP.HCM thống kê cho thấy khoảng 25% đến 30% khách hàng giao dịch bất động sản ở Sài Gòn đến từ phía Bắc.
Khác với các nước ASEAN, thị trường BĐS Việt Nam đang có những bước ngoặt lớn. Đó là nhận định từ bà Wendy Koh, CEO của Mapletree Đông Nam Á.
9 tháng đầu năm 2015, thị trường bất động sản đón nhận hàng loạt các dự án mới, nhiều ý kiến lo ngại lượng cung "khủng" này sẽ khiến thị trường "bội thực" và bong bóng bất động sản đang quay trở lại.
Mặc dù có những ý kiến phủ nhận khả năng lặp lại tình trạng bong bóng bất động sản, nhưng cảnh giác vẫn không thừa.
Tín dụng ra nền kinh tế tăng khả quan từ đầu năm đến nay, trong đó tiền đổ vào bất động sản không ít.
Nhiều chủ đầu tư dư tiền đang gặp khó khăn trong việc mua lại các dự án bất động sản, bởi cùng với độ "nóng" của thị trường bán lẻ, thị trường chuyển nhượng dự án cũng "nóng" theo về giá và đòi hỏi của bên bán.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ Tịch Hiệp Hội Bất Động Sản TP. HCM (HoREA), động thái này của FED sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách thở phào nhẹ nhõm khi lãi suất và tỷ giá USD có thể giữ ổn định và thị trường địa ốc lại tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn.
Hơn 3 vạn cư dân sẽ sống chen chúc trong ô đất rộng gần 5ha. 12 tòa nhà cao gần 40 tầng đang được xây dựng, nhấp nhổm trong khu đô thị từng được mệnh danh là “kiểu mẫu” của Thủ đô.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng lý do cấp bách cần có nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho việc trả nợ vay để chỉ định liên doanh Lotte làm chủ đầu tư dự án Thủ Thiêm Eco Smart City của UBND TPHCM là chưa phù hợp.
Đó là nhận định của ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư công ty TNHH Savills Việt Nam, đưa ra trong một cuộc trao đổi mới đây với chúng tôi.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự