Thị trường bất động sản đang đứng trước cơ hội tăng tốc về thanh khoản sau khi Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ 1/7, trong đó chính thức cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam.

Nhu cầu nhà ở tại các đô thị lớn ở Việt Nam đang tăng mạnh từ việc giảm quy mô gia đình, làn sóng nhập cư vào các thành phố lớn....
Thị trường Bất động sản đã từng bước phục hồi sau giai đoạn suy thoái, Chính phủ và các Ngân hàng đều đã và đang vào cuộc để kích thích thị trường phát triển. Thời gian qua, một loạt các văn bản luật, các quy định mới đã tạo điều kiện kích cầu thị trường bất động sản.
Luật Nhà ở mới cho phép người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Luật này đã làm cho phân khúc nhà ở cao cấp phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Nhiều dự án đã bung hàng với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, nhu cầu nhà ở cho phân khúc cao cấp này sẽ không được lâu dài, do nhu cầu có hạn, khi các nhà đầu tư và các cá nhân đã mua xong. Song phân khúc nhà ở giá trung bình lại có nhiều tiềm năng phát triển lâu dài.
Trong báo cáo thị trường bất động sản mà Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa công bố, công ty chứng khoán này nhận định nhu cầu phân khúc nhà ở có mức giá phải chăng sẽ tăng cao trong vòng 10 năm tới do nhiều nguyên nhân như quy mô gia đình tại Việt Nam đã thu nhỏ lại, làn sóng người nhập cư vào các đô thị lớn ngày một đông, thêm vào đó, một số gia đình có nhu cầu chuyển từ nhà ở mức thấp lên mức trung bình...Do vậy, theo VCSC, phát triển phân khúc nhà ở có mức giá trung bình sẽ là tiềm năng lớn trong vòng 10 năm tới.
Quy mô gia đình giảm
Quy mô các gia đình ở Việt Nam đã giảm. Xu hướng hiện tại, các cặp gia đình trẻ thường tách khỏi gia đình của cha mẹ. Do vậy quy mô gia đình sẽ nhỏ hơn, và nhu cầu nhà ở sẽ lớn hơn. Theo ước tính của VSCS, hiện Việt Nam có khoảng 8 triệu hộ gia đình tại các khu vực đô thị, và sẽ tăng khoảng 2 triệu hộ đến năm 2025. Do vậy, nhu cầu nhà ở cho các hộ gia đình nhỏ này đang rất lớn. Phần lớn trong số các hộ gia đình trẻ tách ra từ cha mẹ, đều chỉ có nhu cầu căn hộ tầm trung hoặc thấp, phù hợp với kinh tế gia đình.
Bên cạnh đó, thêm một số lớn các hộ gia đình hiện đang sống trong các căn hộ giá thấp hoặc nhà ở dưới chuẩn muốn chuyển lên ở nhà có mức giá trung bình. Do vậy, nhu cầu nhà ở phân khúc giá trung bình đang rất lớn.
Làn sóng nhập cư vào các đô thị lớn ngày một đông
Nếu tính thêm nguồn dân nhập cư từ các vùng nông thôn ra đo thị lớn, thì theo VSCS, trong vòng 10 năm tới nhu cầu nhà ở mới sẽ lên tới khoảng 5,1 triệu căn, trong đó khoảng hơn một nửa thuộc về nhu cầu nhà ở bình dân.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện chưa mặn mà với phân khúc nhà ở giá trung bình này do lợi nhuận còn thấp. Song, những doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược để đầu tư vào phân khúc nhà này sẽ có tiềm năng lớn. Nếu tính bình quân một căn hộ giá 900 triệu, thì tổng doanh thu tiềm năng cho nhu cầu nhà ở mới sẽ lên đến trên 210 tỷ USD.
Do vậy, nếu tính trên cơ cấu xây dựng một căn hộ mức trung cấp, các doanh nghiệp biết điều chỉnh đúng mức thì vẫn sẽ có lãi, và với số lượng lớn phục vụ nhu cầu thị trường, con số lãi doanh nghiệp thu về cũng không hề nhỏ. Hơn nữa, hiện tại, qua thời gian suy thoái của thị trường bất động sản vừa qua, các doanh nghiệp yếu kếm đã bị đâò thải, những doanh nghiệp có năng lực tốt đã tồn tại và tìm kiếm cơ hội phát trển. Những doanh nghiệp có quỹ đất lớn sẽ có nhiều cơ hội sinh lời hơn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh hiện có thể thực hiện nhiều thương vụ M&A đình đám để mang về những quỹ đất sạch phục vụ việc xây dựng các dự án một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Vfa việc đầu tư vào nhu cầu bất động sản tiềm năng đang là hướng đi mới của các doanh nghiệp.
Thị trường bất động sản đang đứng trước cơ hội tăng tốc về thanh khoản sau khi Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ 1/7, trong đó chính thức cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam.
Phí bảo lãnh làm phát sinh một chi phí mới trong cơ cấu giá thành bất động sản mà người tiêu dùng phải gánh chịu...
Cách trục lợi khá đơn giản: một căn hộ có giá trên 1,05 tỉ đồng được tách thành hai hợp đồng để “chạy” vay ưu đãi từ gói 30.000 tỉ đồng.
Trong 7 tháng đã có gần 20.000 giao dịch bất động sản thành công tại Hà Nội và Tp.HCM...
"Giá ở giai đoạn này vẫn đang ở mức hợp lý, các chủ đầu tư sẽ không dám rủi ro đẩy giá lên quá cao bởi cuối năm nguồn cung của thị trường ra cũng khá nhiều nếu mà các chủ đầu tư đẩy giá lên quá cao thì kỳ vọng bán hàng, thanh khoản sẽ chậm hơn là tất nhiên", ông Quyết cho biết.
Cho đến thời điểm hiện tại, có thể nói thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam gặp nhiều thuận lợi do tác động tích cực của nhiều yếu tố vĩ mô cả trong và ngoài nước.
Liên tiếp đạt được sự bứt phá ngoạn mục cả về doanh số căn hộ tiêu thụ lẫn lượng nhà đất cung cấp ra thị trường, đến giữa năm nay thị trường địa ốc TP Hồ Chí Minh đã chính thức vượt qua giai đoạn khủng hoảng kéo dài - hậu quả của hiện tượng nhà đất bị thổi giá kiểu bong bóng.
Có một thực tế là khi thị trường địa ốc khởi sắc thì các sản phẩm giá rẻ sẽ ít dần, nhường chỗ cho các sản phẩm trung và cao cấp. Điều này thực ra không khó lý giải, vì doanh nghiệp cũng có những toan tính riêng…
Sau khi Tập đoàn Vingroup được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương cho đầu tư xây mới, nâng cấp các tuyến đường huyết mạch thường xuyên bị ngập lụt gây ách tắc giao thông như Nguyễn Hữu Cảnh, Ung Văn Khiêm..., hàng loạt dự án bất động sản tại Q.Bình Thạnh đã khởi động để “ăn theo”. Những người mua nhà cũng "nhìn" đường chạy tới đâu để mua đất, mua nhà nơi đó.
Theo nhiều chuyên gia quy hoạch khu vực phía Nam Tp.HCM ngoài quận 7, thì huyện Nhà Bè và một phần quận 8, huyện Bình Chánh sẽ không thích hợp để phát triển đô thị theo quy mô lớn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự