Một số chuyên gia dự báo, sau thời điểm FED công bố tăng lãi suất, thị trường sẽ còn sôi động hơn nữa. Tuy nhiên, còn một số ý kiến e ngại về một số ảnh hưởng tiêu cực của động thái này tới thị trường địa ốc

Báo Đầu tư Online – baodautu.vn vừa nhận được bài phân tích thị trường bất động sản trong mối liên hệ với những biến động của thị trường tiền tệ của Bộ phận nghiên cứu & tư vấn, Công ty TNHH CBRE Việt Nam. Chúng tôi xin gửi đến độc giả nội dung chính của bài phân tích này (*).
Cuộc chiến tiền tệ tác động như thế nào đến thị trường bất động sản Việt Nam đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Áp lực đối với giá bán nhà ở?
Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam do nguồn cung trong nước chiếm phần lớn, với nguồn cung từ các chủ đầu tư nước ngoài chỉ chiếm chưa đến 10%, do đó giá bán trung bình thị trường ít chịu tác động của biến động tiền tệ. Tuy nhiên giá bán sẽ bị ảnh hưởng khi việc giảm giá đồng tiền làm lạm phát gia tăng.
Theo quan sát, giá bán bất động sản nhà ở trong thời gian qua chịu tác động bởi các yếu tố cung – cầu bất động sản nhiều hơn là chịu tác động của tỷ giá. Đồng Việt Nam giảm giá trung bình mỗi năm từ -0,9% đến 5,8% trong 5 năm qua, trong khi giá chung cư (tại Hà Nội) biến động từ -11% đến 13% mỗi năm trong vòng 5 năm qua.
Các dự án đã và đang xây dựng có thể không chịu nhiều tác động của biến động tỷ giá do chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu tại các dự án này thường là chi phí đã xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên, các dự án trong tương lai phải nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ chịu áp lực tăng giá bán do chi phí bằng tiền đồng sẽ cao hơn, nhất là khi chi phí tính bằng tiền USD.
Đối với các chủ đầu tư nước ngoài, lợi nhuận mục tiêu thông thường được tính bằng tiền USD, do đó có thể có áp lực phải tăng giá bán bằng tiền đồng – mặc dù rủi ro biến động tỷ giá thường đã được tính tới khi lập kế hoạch tài chính cho dự án. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng điều này không ảnh hưởng nhiều đối với mặt bằng chung thị trường do tỷ lệ các dự án do chủ đầu tư nước ngoài thực hiện là nhỏ so với tổng nguồn cung thị trường.
Tăng nhu cầu từ các nhà đầu tư trong nước?
BĐS vốn được xem là kênh đầu tư yêu thích của người Việt Nam so với các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, lãi suất tiết kiệm, đặc biệt trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động. Các dự đoán về việc tăng lãi suất điều hành của Mỹ đã làm tăng giá đồng USD và làm giảm tính hấp dẫn của vàng, giá vàng đã giảm đến mức thấp nhất trong vòng 5 năm vào đầu tháng 8 vừa qua.
Các nhà đầu tư trong nước có tiền đồng nhàn rỗi sẽ chuyển sang quan tâm tới bất động sản nhiều hơn, đặc biệt là các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời ngay từ việc cho thuê và các cơ hội đầu tư có khoản sinh lời cố định, để giúp họ bảo toàn tài sản trong bối cảnh đồng tiền có thể tiếp tục biến động.
Người nước ngoài có thể ít bị tác động bởi việc giảm giá đồng Việt Nam trong các quyết định đầu tư mua nhà, do từ trước khi đồng Việt Nam mất giá gần đây, BĐS Việt Nam đã được coi là tương đối hấp dẫn do giá thấp hơn và tỷ lệ sinh lời cao hơn so với các thị trường trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Hong Kong. Người nước ngoài tại thời điểm này quan tâm nhiều hơn đến các loại hình bất động sản được mua và cách thức quy trình để mua hơn là về giá cả, hai tháng kể từ khi Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở sửa đổi mới có hiệu lực.
Điều gì sẽ xảy ra nếu đồng Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá?
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, do đó đồng Nhân dân tệ giảm giá chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại giữa hai nước, vốn đang thâm hụt về phía Việt Nam. Trên các thị trường quốc tế, xuất khẩu của Việt Nam sẽ có thể giảm đi khả năng cạnh tranh so với Trung Quốc, đặc biệt với các mặt hàng như may mặc, dệt và thủy hải sản. Thị trường trong nước cũng sẽ bị ảnh hưởng, do các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã khó khăn trong việc cạnh tranh với các hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, nay khi hàng hóa Trung Quốc còn rẻ hơn thì các doanh nghiệp nội địa sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn.
Lĩnh vực du lịch có thể bị ảnh hưởng, do đồng Nhân dận tệ yếu đi sẽ ảnh hưởng đến khả năng người dân Trung Quốc đi du lịch tại nước ngoài. Tuy nhiên, về lĩnh vực bất động sản, chúng tôi cho rằng có thể không có quá nhiều tác động do vốn đăng ký đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là khoảng 8 tỷ USD, nhưng chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất, khai thác và hạ tầng.
(*) Tiêu đề bài viết do Báo Đầu tư Online – Baodautu.vn đặt.
(Theo Diễn đàn đầu tư)
Một số chuyên gia dự báo, sau thời điểm FED công bố tăng lãi suất, thị trường sẽ còn sôi động hơn nữa. Tuy nhiên, còn một số ý kiến e ngại về một số ảnh hưởng tiêu cực của động thái này tới thị trường địa ốc
Chính sách mở rộng đối tượng là người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ có lợi cho những dự án bất động sản nào có thể làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cả về chất lượng, dịch vụ với một đẳng cấp đã được khẳng định trên thị trường
Công ty TNHH Dewan International Việt Nam chủ đầu tư Dự án Đầu tư phát triển Bãi biển Phượng Hoàng (Phoenix Beach) được giới thiệu thuộc Dewan Group (Ấn Độ).
Song song với sự hình thành các khu đô thị vệ tinh có quy mô lớn, hơn hai năm trở lại đây, nhiều dự án phân lô bán nền đã xuất hiện ở các quận ngoại thành TP.HCM, làm dấy lên nguy cơ phát triển đô thị theo kiểu "vết dầu loang".
Trong khi nhiều dự án bất động sản xây xong không bán được, bán xong không có người đến ở, nhưng vẫn có những dự án mới manh nha lại được giao dịch mạnh, thậm chí có tiền chênh lệch.
Thời gian qua, rất nhiều vụ kiện tụng, tranh chấp giữa những người mua nhà và các chủ đầu tư BĐS đã xảy ra. Nguyên nhân một phần là do thị trường BĐS đã phát triển quá nóng, dẫn tới lệch pha cung cầu, đặt người mua vào thế phải mua vì cần mua và chấp nhận mua nhà trên giấy, dẫn tới những rủi ro khôn lường.
Bất động sản sẽ phát triển bền vững và tiềm năng trong thời gian tới, nhiều dự án ăn theo hạ tầng sẽ phát triển mạnh mẽ.
Thị trường tốt, chủ đầu tư tăng giá là những diễn biến nội tại của thị trường BĐS. Bên cạnh đó, thị trường BĐS còn chịu tác động từ nền kinh tế vĩ mô cũng như chính sách của nhà nước, theo các chuyên gia những yếu tố này sẽ gián tiếp đẩy giá BĐS điều chỉnh đi lên.
Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản, đặc biệt là vốn tín dụng ngân hàng. Hiện nay con số lên hơn 360 nghìn tỷ chảy vào BĐS. Đã có nhiều ý kiến cho rằng thị trường có nguy cơ bong bóng.
Tại TPHCM, phân khúc bất động sản cao cấp phát triển rất mạnh, trong khi phân khúc nhà ở bình dân còn thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự