Làm hàng giả là một nghề có tốc độ tăng trưởng mạnh, với thị phần toàn cầu đạt 500 tỉ đô-la. Những nguồn tin của ngành công nghiệp ước tính việc sản xuất hàng giả trên toàn thế giới trong 10 năm qua đã tăng 1700%. Nhưng khía cạnh đáng ngạc nhiên nhất trong tốc độ tăng trưởng này lại không phải là con số mà là sự đa dạng của các ngành vốn đã trở thành điểm nóng đối với hàng giả.
Những quốc gia có hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả đã được hưởng lợi từ việc bảo hộ sở hữu trí tuệ của họ và tạo ra được một môi trường hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. Nhưng nhiều quốc gia gặp những khó khăn lớn trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, ví dụ như người dân không có ý thức về sở hữu trí tuệ, luật pháp không đầy đủ, cơ chế thực thi luật không hiệu quả và nhiều quốc gia không có đủ nguồn lực để giải quyết những khó khăn này.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) có thể sẽ là một công cụ quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, ở Gioóc-đa-ni, những cuộc cải cách gần đây trong lĩnh vực QSHTT đã đem lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế của quốc gia này nói chung và cho ngành dược phẩm nói riêng. Ngành dược phẩm của Gioóc-đa-ni đã giành được thị trường xuất khẩu mới và bắt đầu tham gia nghiên cứu sáng tạo, đổi mới. Các lĩnh vực y tế mới như nghiên cứu lâm sàng đã bắt đầu vươn lên và số lượng công ăn việc làm trong ngành y tế cũng đã tăng lên.
Trên khắp thế giới, rất nhiều cộng đồng đang tập trung vào các vấn đề chia sẻ lợi ích công bằng cũng như bảo vệ và duy trì các nguồn gien. Các cộng đồng này lo ngại rằng công ty ở các nước công nghiệp hóa có thể khai thác các nguồn lực tự nhiên của quốc gia họ cho việc sản xuất dược phẩm và sản phẩm nông nghiệp và đòi quyền sở hữu trí tuệ.
Một cơ quan Hoa Kỳ thỏa thuận hợp tác với một tổ chức nghiên cứu của Brazil để nghiên cứu các loại cây thuốc ở đất nước này để sáng chế ra thuốc chống ung thư.
Điều khoản về sáng chế và tác quyền của Hiến pháp Hoa Kỳ (Điều 1, khoản 8, mục 8) trao cho Quốc hội quyền “Thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và các hình thức nghệ thuật hữu ích” đề cập đến việc “bảo đảm cho các tác giả và nhà phát minh đặc quyền đối với các tác phẩm và phát minh của mình trong một khoảng thời gian hữu hạn”.
Ông có thể nói thêm về việc đào tạo hay diễn thuyết mà ông tiến hành ở nước ngoài?
Nhiều quốc gia đã thông qua những đạo luật phức tạp bảo vệ sở hữu trí tuệ nhằm gia nhập các hiệp định hoặc các tổ chức quốc tế và khu vực. Với việc làm đó, một quốc gia đã có được bước đi quan trọng đầu tiên. Tuy nhiên, việc ban hành các đạo luật đơn thuần không giúp cho một quốc gia thực thi hiệu quả các quyền của chủ sở hữu. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng những cơ chế thực thi thích hợp.
Một trong những lý do tại sao hệ thống đặc quyền như quyền tác giả từ trước tới nay lại thành công vang dội trong việc khuyến khích sức sáng tạo đó là nó cho phép những người sở hữu bản quyền tự tìm kiếm nguồn tài chính cho hoạt động của họ trên thị trường. Cụ thể là ở nơi nào mà công nghệ phát triển nhanh chóng thì ở đó tính linh hoạt của thị trường thường là phương thức tốt nhất để có thể đảm bảo rằng công trình sáng tạo vẫn liên tục được tạo ra và quảng bá đến công chúng.
Kể từ khi ra đời đến nay, luật bản quyền đã thích ứng với những thay đổi về công nghệ. Ngày nay, những thay đổi được nói đến nhiều nhất đều liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật số, mạng truyền thông số hóa như mạng Internet và máy tính cá nhân. Những công nghệ ấy, giống như nhiều phát minh khác, bên cạnh nhiều ích lợi cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro cho những ai sử dụng và khai thác quyền tác giả của các cuốn sách, bản nhạc, kịch bản phim hay các trang web. Rõ ràng những văn bản luật gần đây liên quan tới việc cân đối quyền lợi giữa các bên trong việc sử dụng các phát minh mới còn gây nhiều thất vọng và có thể được coi là “mới” hay “độc nhất”. Tuy nhiên, chúng cũng đơn thuần chỉ là một bước đi trong quá trình thích nghi liên tục và thể hiện lịch sử hình thành và phát triển của luật bản quyền. Bài báo này sẽ xem xét một số vấn đề liên quan tới công nghệ số hóa được điều chỉnh bởi luật bản quyền ngày nay.
Mặc dù đĩa CD và DVD giả được bày bán tràn lan ở Sri Lanka, chính phủ nước này vẫn cho rằng những chiếc đĩa đó có nguồn gốc từ các nước châu Á khác. Nhưng sau đó, đêm ngày 9/10/2004, cảnh sát điều tra tội phạm Sri Lanka đã đột kích và khám phá được một xí nghiệp sản xuất đĩa CD có tên là Công ty TNHH Optical Media đã im hơi lặng tiếng từ rất lâu. Đặt dưới sự sở hữu và quản lý của một nhóm người Malaysia, công ty này hoạt động từ đầu năm 2004, và thật trớ trêu lại được Ủy ban Đầu tư –một cơ quan xúc tiến đầu tư nước ngoài của Sri Lanka cấp phép hoạt động. Cảnh sát cũng đã tiến hành đột kích một cửa hàng chính ở Colombo và thu giữ một số lượng lớn băng đĩa hình. Sau khi nhận được tin về các cuộc kiểm tra đột xuất của cảnh sát, đa số các cửa hàng bán băng đĩa lậu đã ngừng bày bán sản phẩm nhãn hiệu Đại bàng do công ty Optical Media sản xuất.
Hiện nay, người ta ngày càng quan tâm tới các vấn đề sở hữu trí tuệ. Nhưng đáng tiếc là vấn đề này lại thường xuyên được đề cập theo chiều hướng nhấn mạnh đến những điều gây tranh cãi và những tranh luận trái ngược nhau. Thực ra có rất nhiều nội dung về bảo vệ sở hữu trí tuệ mà mọi người có thể nhất trí được với nhau.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com