Thời gian qua, DĐDN đã phản ánh về việc Cty xây dựng và kinh doanh KCN Hà Nội – Đài Tư (sau đây gọi tắt là Cty Hà Nội - Đài Tư) đơn phương cắt điện của Cty TNHH một thành viên cơ khí chuyên dụng Bắc Bộ Trường Hải (gọi tắt là BBTH). Nguyên nhân chính của việc cắt điện này là do Cty BBTH không chấp nhận những điều khoản vô lý do bên bán điện là KCN Hà Nội - Đài Tư đưa ra.
“Làm rõ sự “chuyển hóa” 270.871m² kho bãi còn hơn 64.000m²”, là ý kiến của Phó trưởng đoàn ĐBQH TPHCM Trần Du Lịch trong buổi giám sát của Đoàn ĐBQH TPHCM tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn (Resco) vào chiều 9-7.
Sáng 5-6, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ “điện kế điện tử” (ĐKĐT) đã kết thúc. Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu – chủ tọa phiên tòa và thẩm phán Nguyễn Xuân Minh thay phiên nhau tuyên đọc bản án.
Ngày 20-5, ngày thứ ba phiên tòa xét xử vụ án “điện kế điện tử” diễn ra với phần thẩm vấn các bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ Công ty Điện lực TPHCM bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Lê Minh Hoàng (nguyên Phó giám đốc) thừa nhận mình đã có sai phạm khi ký vào những hợp đồng, văn bản đề xuất mua điện kế điện tử, nhưng lại đổ lỗi là do không thông suốt, không xem kỹ nội dung những văn bản này. Trước thái độ quanh co của bị cáo, chủ tọa phiên tòa nhắc nhở: “Chữ ký của bị cáo không phải để trang trí. Nó liên quan đến việc mua sắm vật tư với giá trị rất lớn nên bị cáo không thể nói như vậy được”.
Ngày 18-5, TAND TPHCM đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án vụ án “điện kế điện tử”. Trong vụ án này, 12 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ Công ty Điện lực TPHCM bị xét xử về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; 5 bị cáo nguyên là lãnh đạo, nhân viên Công ty Linkton – Vina bị xét xử về tội “Sản xuất và buôn bán hàng giả”.
Ngày 22-5, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ “điện kế điện tử” bước sang ngày làm việc thứ năm. Gần trọn thời gian buổi sáng, hội đồng xét xử và kiểm sát viên của VKSND TPHCM tiếp tục thẩm vấn để làm rõ ý thức của 5 bị cáo nguyên là lãnh đạo, nhân viên Công ty Linkton – Vina về hành vi sản xuất, buôn bán 312.000 điện kế điện tử (ĐKĐT) giả. Tuy nhiên, dù thừa nhận có sai sót nhưng các bị cáo đều một mực kêu oan, nói rằng mình không nhận thức được đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Ngày 21-5, phiên tòa xét xử vụ “điện kế điện tử” bước sang ngày làm việc thứ tư. Hội đồng xét xử thẩm vấn 5 bị cáo nguyên là cán bộ của Công ty Điện lực TPHCM về hành vi sai phạm trong quá trình đánh giá hồ sơ thầu của Công ty Linkton – Singapore và 5 bị cáo là lãnh đạo, nhân viên Công ty Linkton – Vina về hành vi sản xuất, buôn bán 312.000 điện kế điện tử (ĐKĐT) giả.
Ngày 29-5, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ “điện kế điện tử” tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư (LS) đối với các bị cáo nguyên là cán bộ Công ty Điện lực TPHCM.
Ngày 28-5, phiên tòa xét xử vụ “điện kế điện tử” (ĐKĐT) bước sang phần tranh luận. Trọn buổi sáng, đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại phiên tòa đã công bố bản luận tội đối với 17 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Công ty Điện lực TPHCM và Công ty Linkton – Vina.
Sau gần 1 tuần xét xử, ngày 28-5, VKSND TP Hồ Chí Minh đã đề nghị mức án cho các bị cáo trong vụ án "Điện kế điện tử". Bị cáo Lê Minh Hoàng (nguyên Giám đốc Công ty Điện lực) mức án từ 5 - 6 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Sau khi đại diện Viện KSND phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án, phiên tòa xét xử vụ “điện kế điện tử” trở nên “nóng” với phần trình bày quan điểm bào chữa của các luật sư.
Ngày 1-6, phiên tòa xét xử vụ “điện kế điện tử” (ĐKĐT) tiếp tục với phần tranh luận giữa các luật sư (LS) và đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại phiên tòa.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com