Di tích lịch sử văn hóa Căn cứ Trung ương cục Miền Nam là một “địa chỉ đỏ” về du lịch về nguồn và nổi tiếng về hệ sinh thái rừng. Căn cứ Trung ương cục Miền Nam nằm cách thị xã Tây Ninh hơn 60 km thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh), cách biên giới Campuchia khoảng 3 km.
Từ bãi tắm chùa Hang - Kiên Lương nhìn ra phía Tây, Hòn Nghệ như một con kình ngư đang phơi mình giữa đại dương, cách bờ chừng 20 km. Đây là một khu tham quan, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí lý tưởng, nhờ khí hậu trong lành, mát mẻ, cảnh vật yên tĩnh, đặc biệt là hệ sinh thái đa dạng với đầy đủ biển, núi, rừng... hầu hết đều còn hoang sơ thiên tạo với nhiều nét độc đáo riêng.
Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Từ điểm du lịch Xuân Sơn ghe máy chở chúng tôi chạy dọc theo dòng sông Son, nhìn phía trái là thôn Phong Nha trên dòng sông nhiều bè nuôi cá quả. Ghe chạy khoảng chừng 5 km đến ngã ba, rẽ phải đường đi qua Lào, rẽ trái vào động Phong Nha. Tại ngã ba này nước chia ra hai màu rõ rệt, đi qua Lào dòng nước màu xanh thẳm, vào Phong Nha nước màu bạc, du khách vừa nghe chim hót vừa nhìn màu sông Son lạ lẫm mà quên đi nỗi mệt nhọc đường xa.
Từ thời mở cửa, Hà Tiên đã đồng hành với các phố biển trên cả nước chuyển mình đi lên, đặc biệt là ngành du lịch đã tự tạo cho mình một phong cách riêng nhằm thu hút khách ngày càng đông, nổi bật là sự xuất hiện hàng loạt các nhà hàng và quán xá dọc theo các bãi tắm, trong đó có nhiều cửa hiệu, quán nước sang trọng, mà độc đáo nhất là “Cà phê Bar Đồi Mộng”, nằm trong Khu du lịch Đồi Nai Vàng, một điểm hẹn lý tưởng không giống với bất cứ một quán cà phê nào ở đồng bằng.
Cụ Nguyễn là cách gọi dân dã mà trân trọng đối với Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Kỷ niệm năm thứ 140 của Cụ (1868-2008) nhân dân khắp nơi đổ về Rạch Giá (Kiên Giang) dâng hương tưởng nhớ Cụ như một vị thần mà người đời mãi mang ơn...
Phước Chung là tên một ấp ở xã Mong Thọ B, Châu Thành, Kiên Giang. Ở đây, có vườn cò, nếu ai một lần ghé qua sẽ khó quên. Chủ nhân của vườn cò này là anh Quách Thanh Hồng. Anh nhớ lại: “Cũng lâu lắm rồi, đột nhiên trong khu đấu của mình chim cò tập hợp về. Chúng về ngày một đông, mà mấy nơi gần đây, người ta có trồng cây, làm cho giống hệt cũng chẳng ăn thua. Thấy vậy, tôi bắt đầu nghĩ đến hướng làm du lịch”.
Từ Lộ Vòng Cung qua sông Cần Thơ, ở chỗ bến phà Rạch Sung, thuộc huyện Phong Điền, du khách sẽ đến xã Nhơn Nghĩa. Từ đây có đường tẽ về rạch Mương Khai, nơi có Bưng Đá Nổi - Lung Cột Cầu, là một di chỉ, thắng cảnh đẹp.
Lăng Hoàng Gia là một di tích lịch sử thuộc triều Nguyễn, được xây vào năm 1826. Đây là khu lăng mộ và đền thờ của ông Phạm Đăng Hưng - ông ngoại vua Tự Đức và là thân phụ của Từ Dũ Thái hậu - vợ vua Thiệu Trị. Khu lăng mộ này tọa lạc tại ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, với diện tích khoảng 3.000 m2.
Theo Quốc lộ 80 từ Rạch Giá đến bến tàu khách Ba Hòn (Kiên Lương) để ra Hòn Nghệ. Tàu ra Hòn Nghệ mỗi ngày có hai chiếc. Sáng khởi hành lúc 8 giờ từ Hòn Nghệ chạy ra Ba Hòn và quày trở về Hòn Nghệ lúc 12 giờ. Tàu khách Thanh Tùng có trọng tải 40 tấn, thật vững lòng cho những người không quen đi sông biển như chúng tôi...
Bình Long là một huyện của tỉnh Bình Phước. Xưa kia, Bình Long là một tổng thuộc huyện Hớn Quản (tỉnh Thủ Dầu Một). Năm 1977, Hớn Quản nhập với Chơn Thành thành huyện Bình Long, tỉnh Sông Bé, nay thuộc tỉnh Bình Phước. Nền kinh tế của Bình Long chủ yếu dựa vào nông nghiệp, phát triển nhất là các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều, tiêu được trồng trên đất đỏ bazan màu mỡ.
Thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao là những quà tặng vô giá mà thiên nhiên đã ban cho Cao Bằng. Đó là một thác nước cao, một hang động hùng vĩ và đẹp nhất Việt Nam.
Uống trà là một thú vui tao nhã trong giao tiếp. Nó trở thành nét văn hóa của người Việt Nam. Ở các tỉnh phía Bắc có nhiệt độ trung bình 15-20oC, cây trà mọc trên núi cao, rừng sâu được người dân tộc Tày, Nùng đem về trồng, lấy lá nấu với nước để uống.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com