Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lên Pà Cò ăn tết cùng người H'Mông

Tết của người H'Mông bắt đầu từ ngày 30/11 đến 5/12 âm lịch. Thời điểm này lên miền núi Tây Bắc là được tận hưởng hương vị mùa xuân sớm với sắc mận trắng tinh khiết và cả những chiếc váy xòe sặc sỡ như những bông hoa điểm tô giữa núi rừng của các thiếu nữ người Mông.

Vẻ đẹp Vịnh Vân Phong

Vịnh Vân Phong có 80.000 ha mặt nước, thuộc hai huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Đây là một kỳ quan thiên nhiên với khí hậu ôn hoà, bãi biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ bao quanh.

Tết người Mèo

Trẻ con, thanh niên H'mông của Mai Châu, Mộc Châu, tỉnh Hòa Bình tấp nập đi vui Xuân. Gương mặt của những chàng trai cô gái Tây Bắc rạng ngời hạnh phúc, tràn đầy niềm vui bên cánh hoa mai, hoa mận, bên những trò chơi truyền thống.

Ngược lên non nước Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh vùng núi cao Đông Bắc nước ta. Tỉnh có đường biên giới dài 311 km giáp với Trung Quốc, hầu hết là đồi núi với hệ thống núi đá vôi. Cao Bằng còn có núi cao, sông hồ, thác ghềnh và những cánh rừng nguyên sinh tạo nên cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc: đông nhất là người Tày rồi đến Nùng, Dao, Mông, Kinh, Hoa, Sán Chỉ. Con sông Bằng Giang uốn khúc ôm lấy thị xã như một dải lụa lững lờ. Thị xã Cao Bằng cách Hà Nội chừng 286 km.

Chùm ảnh: Độc đáo nấu cơm thi ở hội làng Chuông

Sáng 4/4/2009 (10-3 âm lịch) diễn ra hội làng Chuông, đông đảo bà con ở các làng lân cận và khách thập phương đổ về làng Chuông - tên nôm của xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội để tham dự hội thi nấu cơm vô cùng độc đáo.

Đặc sản xoài cát Cao Lãnh

Huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có 5.152 ha vườn cây ăn trái, trong đó có gần 2.000 ha trồng xoài, đa phần là Cát Chu và Cát Hòa Lộc, sản lượng trên 30.000 tấn. Xoài cát trồng tại Cao Lãnh ít xơ lại vừa thơm ngon và mỗi năm đem lợi nhuận cho bà con nhà vườn trong huyện hàng trăm tỉ đồng từ đặc sản này...

Thăm làng quê dọc sông Hồng

Ngày cuối tuần không kịp xếp lịch đi chơi xa, bạn có thể chọn một tour du lịch qua những làng quê gần trung tâm Hà Nội. Vừa có thể ngắm cảnh êm đềm của những mái đình, ruộng hoa cải vàng rực rỡ, bạn và người thân còn có thể thưởng thức món bánh cuốn Phú Thị, mua dăm ba chiếc bánh đa, nụ vối về làm quà cho người ở nhà.

Bò tót ở Vườn quốc gia Cát Tiên

Các loài trâu bò hoang dã ở Việt Nam có 5 loài: bò tót, bò rừng, bò xám, trâu rừng và sao la. Số lượng cá thể của các loài này trên cả nước đang bị suy giảm thấp và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng rất gần. Loài bò tót còn khoảng dưới 500 cá thể, số lượng bò rừng còn thấp hơn nhiều, khoảng dưới 100 cá thể, sao la còn khoảng 200 cá thể, trâu rừng còn khoảng 5 cá thể, và loài bò xám hầu như đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Hiện nay, tình trạng săn bắt trái phép, phá vỡ và chia cắt sinh cảnh và bệnh tật là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm các loài bò hoang dã.

Cao Phong mùa cam chín

Chúng tôi về thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) giữa mùa cam chín rộ. Mọi ngả đường vào thị trấn vùng cao này đều vàng rực một mầu cam chín.

360 độ ẩm thực Sài Gòn

Nhắc đến nơi này, người ta không chỉ nghĩ đến những danh lam thắng cảnh hay nhịp sống sôi động mà có một thú vui khác cũng không kém phần hấp dẫn, đó chính là thưởng thức các món ăn độc đáo rất hấp dẫn.

Con trâu trong không gian văn hoá làng Việt

Trong câu chuyện đầu năm Kỷ Sửu này, con trâu lại được nhiều người nhắc đến - con trâu trong ca dao, những chuyện cổ, trong những trang văn, trong hội hoạ. Nhưng trên cả, con trâu hiệu hữu trong đời sống hàng ngày ở vùng nông thôn đã góp mặt trong không gian văn hoá làng Việt tựa như một phần không thể thiếu. Bây giờ, nhiều vùng quê không còn trâu, nhiều người cũng rời làng ra phố nhưng mỗi khi hoài niệm về vùng quê thì khó ai quên được đàn trâu trên cánh đồng làng. Trâu không chỉ giúp nông dân bớt đi nỗi nhọc nhằn mà còn giúp nhiều người gắn với làng quê hơn.

Những làng nghề truyền thống ở Quảng Nam

Theo bước chân của những lưu dân Việt đi từ vùng chiêm trũng Bắc bộ men theo eo biển miền Trung, nhiều làng nghề đã tìm thấy mảnh đất sống lý tưởng. Đặc biệt là từ thế kỷ XV, khi các cảng thị dần xuất hiện, càng làm cho sức sống đó mạnh mẽ hơn, và một số làng nghề tại Quảng Nam vẫn còn tồn tại đến ngày nay.