Kể từ ngày khởi công, khu đô thị mới Linh Đàm do TCty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư đã tròn 10 năm. Từ đó, khái niệm đô thị mới gắn liền với cái tên Linh Đàm trong mọi hoạt động phát triển đô thị nói chung. Bởi đây là điểm khởi đầu cho 175 khu đô thị và khu nhà ở của Hà Nội hình thành, phát triển đã và đang đi vào hoạt động.
Ra đời cách đây gần 4 năm, Nghị định (NĐ) 115/2005/NĐ-CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học, công nghệ (KHCN) công lập được ví như là "khoán 10", trao "cơ hội vàng" ăn nên làm ra cho các tổ chức KHCN.
“Để nâng thu nhập bình quân đầu người lên 20.000USD/tháng, nhà nước nhất thiết phải đầu tư cho phát triển ngành công nghệ cao (CNC). Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc cho thấy rõ điều đó” - ông Vũ Hữu Hải, Tổng giám đốc Công ty TNHH Bán dẫn Việt Nam, đã phát biểu tại buổi họp về hỗ trợ đổi mới công nghệ do Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp (KCX-KCN) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM tổ chức. Thế nhưng, để phát triển ngành CNC tại nước ta thì còn nhiều cái thiếu.
Khí dioxyd cacbon (CO2), thành phần chính gây ra hiệu ứng nhà kính sẽ tăng 39% vào năm 2030, nếu không có chính sách của các quốc gia hoặc sự thỏa thuận quốc tế nhằm giới hạn khí thải này, theo dự báo của chính phủ Mỹ công bố ngày 27-5.
Thạc sĩ Đặng Trần Thọ và nhóm sinh viên khoa điện lạnh (viện Khoa học công nghệ nhiệt lạnh, đại học Bách khoa Hà Nội) vừa nghiên cứu thành công quy trình chưng cất nước ngọt từ nước biển bằng năng lượng mặt trời. Chiếc máy này được sử dụng nguồn năng lượng mặt trời (không phải pin mặt trời), được hấp thụ nhiệt và làm sôi nước biển trực tiếp. Máy phù hợp với nhiều vùng phải sống chung với nước ô nhiễm, bà con nông dân vùng đảo, vùng ngập mặn, hay là các tàu thuyền cỡ trung bình...
Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa nghiệm thu nghiên cứu công nghệ sản xuất nhiên liệu rắn từ chất thải plastic và vỏ trấu. Kết quả của nghiên cứu này đã mở ra hướng mới trong tận dụng chất thải là trấu và nhựa plastic để biến thành nhiên liệu đốt, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, để nghiên cứu trên có thể ứng dụng vào thực tế với quy mô công nghiệp thì còn nhiều cái khó.
Sáng chế máy chữa cháy có nhiều ưu việt này do hai bố con ông Phan Đình Phương và Phan Trọng Nghĩa ở Đà Nẵng thực hiện. Máy chữa cháy không cần cung cấp năng lượng mà tự vận hành nhờ sức đẩy của các chất khí chữa cháy cao áp để thổi các chất chữa cháy dạng nước, bọt hay chính khí đó vào đám cháy cần chữa cháy.
Sẽ rất khó thu hút được đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao theo điều kiện trong quy định của Luật Công nghệ cao có hiệu lực từ ngày 1-7 tới.
Phát triển mạnh nguồn nhân lực công nghệ thông tin là nhân tố then chốt quyết định việc phát triển và ứng dụng CNTT của quốc gia, phấn đấu từng bước đưa Việt Nam trở thành một trong những nước cung cấp nhân lực CNTT chất lượng cao cho các nước trong khu vực và trên thế giới.
Lần đầu tiên ở VN, Viện Hải dương học (TP. Nha Trang), một con cá mập vây đen đã sinh 6 con tại hồ nuôi nhân tạo của Viện.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nhận định các tổ chức khoa học và công nghệ đã đạt được những kết quả rõ rệt góp phần tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.
Viện hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã phát triển một kỹ thuật chế tạo vật liệu gốm xốp tổ hợp nanocomposite bao gồm Fe3O4 kích thước 10-12nm trên chất mang Bentonite (NC-F20).
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com