Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xét nghiệm nước tiểu phát hiện viêm ruột thừa

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nồng độ của protein LRG (glycoprotéine alpha-2 riche en leucine) tăng lên rất cao trong nước tiểu của những bệnh nhân bị ruột thừa viêm.

Ăn kiểu Âu, nhân loại phải cần tới 3 Trái đất

Thông điệp mà tờ La Repubblica (Italy) đưa ra gần đây là nếu người châu Á, châu Phi cũng học đòi kiểu ăn như người Âu thì chúng ta cần tới 3 Trái đất.

Robot biết tự đi tìm thức ăn

Ưu thế tự thân vận động của robot bị giới hạn rất nhiều khi phải liên tục nạp nhiên liệu. Bạn nghĩ sao nếu robot có thể tự tìm kiếm năng lượng trong quá trình hoạt động mà không cần phải tạt qua trạm xăng dầu hay nhờ con người thay pin?

Trăng tròn - “mùa yêu” của ếch nhái

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu phát hiện hầu hết các loài lưỡng cư như cóc, ếch, nhái... trên Trái đất đồng loạt giao phối khi trăng tròn. Chúng sử dụng chu kỳ Mặt trăng để tập hợp đồng loại cũng như bảo đảm rằng số lượng con đực và con cái họp mặt đông đủ cùng lúc. Hiện tượng này được cho nhằm giúp chúng “duy trì nòi giống” thành công, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị tấn công bởi những loài khác.

Phát hiện chủng người lùn mới ở Indonesia

Các nhà khoa học đã có thêm bằng chứng cho thấy những bộ xương người lùn "Hobbit" được tìm thấy ở Indonesia thuộc một chủng người mới, không phải là người lùn hiện đại. 

10 thắc mắc thường gặp về ánh nắng

Trong cái nóng bức và ánh nắng gay gắt của mùa Hè khiến cho mọi người đều cảm thấy khó chịu và làn da ít nhiều bị ảnh hưởng. Tìm hiểu kỹ về sự tác động và giảm thiểu tổn thương do ánh nắng sẽ giúp các bạn giữ gìn làn da khoẻ đẹp.

Kỷ lục di trú của chuồn chuồn

Theo nhà sinh vật học Charles Anderson ở đảo quốc Maldives trên Ấn Độ Dương, chuồn chuồn là loài có cuộc di cư xa nhất từ trước đến nay trong thế giới côn trùng. Mỗi năm, hàng triệu con chuồn chuồn bay xa hàng nghìn km, từ miền Nam Ấn Độ vượt Ấn Độ Dương đến châu Phi, rồi quay trở lại điểm xuất phát.

Cát biển có chứa nhiều vi khuẩn E.coli

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ cho thấy cát biển có chứa nhiều vi khuẩn E.coli có thể gây các bệnh đường ruột, trái với quan niệm của nhiều người cho rằng cát biển sạch.

Giả thuyết mới về tổ tiên của loài người

Loài vượn thường leo trèo và sống trên cây nhiều khả năng là tổ tiên của con người chứ không phải loài vượn thường đi bằng 4 chân sống dưới mặt đất.

Vì sao Mặt trăng nhỏ lại “ăn” trọn Mặt trời?

Nhật thực toàn phần - xảy ra khi Mặt trăng di chuyển giữa Trái đất và Mặt trời, làm che khuất hoàn toàn Mặt trời – thường xuất hiện theo chu kỳ 18 tháng hoặc hơn. Theo Viện Thiên văn Vũ trụ Việt Nam, nhật thực toàn phần kéo dài hơn 7 phút chỉ xảy ra khoảng hơn 10 lần trong một thiên niên kỷ. Lần gần đây nhất kéo dài 7 phút 3 giây xảy ra vào ngày 30-6-1973.

Google Earth “tóm” được quái vật hồ Loch Ness

Google Earth vừa chụp được một tấm ảnh đáng kinh ngạc, có thể xem là bằng chứng nặng ký cho sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness huyền thoại.

 

Vệ tinh khoa học của Hàn Quốc đã rơi xuống đất

Ngày 26.8, chính phủ Hàn Quốc loan báo vệ tinh khoa học được đưa lên quỹ đạo hôm qua 25.8 đã không vào đúng quỹ đạo như dự kiến ban đầu mà đã rơi xuống và bốc cháy tại tầng khí quyển của trái đất.