tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 19-07-2016

  • Cập nhật : 19/07/2016

Cảnh sát Mỹ trấn áp nạn cờ bạc gia tăng ở khu Little Sài Gòn

Lực lượng cảnh sát ở bang California đang phải đối phó với nạn đánh bạc trong nhà ở khu dân cư có đông người Việt sinh sống.

canh sat my tang cuong tran ap hoat dong danh bac trai phep o quan cam. anh minh hoa: reuters

Cảnh sát Mỹ tăng cường trấn áp hoạt động đánh bạc trái phép ở Quận Cam. Ảnh minh họa: Reuters

Cảnh sát ở Quận Cam đang nỗ lực thâm nhập vào các ngôi nhà nằm trong khu dân cư, nơi người Việt tổ chức đánh bạc bất hợp pháp, AP đưa tin hôm qua.

Các địa điểm này được gọi là "ngôi nhà đập tay" (slaphouse), theo cách mà những người chơi nện tay xuống bàn điều khiển mạnh đến nỗi người ở bên ngoài ngôi nhà cũng nghe thấy. Bên trong, mọi người chơi trò poker hoặc backjack, nhưng thu hút nhất vẫn là chiếc bàn 6 chỗ ngồi, có trò chơi video để các con bạc ăn tiền.

Thường các ngôi nhà này là nhà thuê, có ít nhất một người sống ở đó với nhiệm vụ canh gác. Hầu hết tiền mặt được chuyển ra ngoài nhằm tránh bị trộm, các con bạc muốn vào ngôi nhà này cần phải có người giới thiệu đáng tin cậy.

Ông Darin Upstill, hạ sĩ cảnh sát thành phố Westminster, cho biết mục tiêu của trò chơi là đấu súng và giết con rồng, nhưng "họ không đến đó để chơi trong khoảng một tiếng đồng hồ, mà sẽ ở lại nhiều giờ liên tục".

Bên ngoài, khó có thể nghĩ rằng một ngôi nhà dành cho hộ gia đình gần khu ngoại ô bên rìa Little Sài Gòn đã bị chuyển thành một nhà đánh bạc trái phép, nơi có hàng nghìn USD tiền mặt hoặc thẻ tín dụng bị đánh cắp được ném xuống trong cuộc sát phạt say sưa thâu đêm cùng với rượu và ma túy.

Trong ba năm qua, cảnh sát Quận Cam đã phát hiện hơn 10 căn nhà tương tự do các băng đảng kiểm soát. Một số trường hợp bị lộ do người dân sống cạnh đó báo lên vì quá mệt mỏi với tiếng ồn, các nhà khác bị tìm ra sau khi một trong các con bạc nhập viện vì ẩu đả.

Việc đánh bạc được cho là phổ biến trong cộng đồng người Việt, với dân số hiện 200.000 người. Trong nhiều năm, các quán cafe của người Việt được lắp các thiết bị có gắn trò chơi poker, blackjack và các trò khác để chủ quán có thể ấn nút để chuyển màn hình sang trò chơi video bình thường khi cảnh sát bước vào.

Theo các nhà chức trách, các quán cafe này cũng là nơi giao dịch ma túy, có các hoạt động phạm pháp và của các băng nhóm tội phạm và các con bạc. Hồi 2011, cảnh sát thành phố Garden Grove đã đột kích vào hơn 10 quán cafe, bắt giữ 186 máy chơi game và 150.000 USD tiền mặt.

Nhiều tuần sau, thành phố ban hành một luật cấm trò chơi ở các quán cafe. Tuy nhiên sau đó cảnh sát Garden Grove phát hiện ít nhất 15 quán đánh bạc trái phép ở khu dân cư, Trung úy cảnh sát Tom DaRé cho hay.

Việc chuyển địa điểm đánh bạc vào các khu dân cư được nhận định sẽ khiến cảnh sát khó phát hiện hơn, họ cần có giấy khám nhà. Còn hàng xóm thì thường sợ không dám thông báo.

Bach Duong, một phạm nhân từng trốn thoát khỏi nhà giam đầu năm nay và khiến nhà chức trách phải truy lùng một tuần trời, bị cáo buộc bắn một người đàn ông bên ngoài một ngôi nhà tương tự gần Santa Ana.

"Đó là tụ điểm cho tội phạm có tổ chức. Bạn có thể kiếm được 100.000 USD mỗi tháng, rất dễ dàng", ông DaRé nói.

Đánh bạc giúp sinh lời lớn cho các băng đảng và rủi ro thấp hơn so với buôn thuốc và gian lận, trong khi hình phạt lại thấp hơn.

Trong khi đó, Dan Nguyen, quản lý quán Cafe Di Vang 2, thành phố Garden Grov, cho biết khách hàng của ông thường chơi trò chơi để giải trí đến khi bị cảnh sát cấm. Ông nói mình bị mất khách hàng và doanh thu tới các thành phố khác mà không bị hạn chế. Các khách quen của quán này chỉ được xem các trận bóng trên màn hình TV.

"Tôi muốn tôi có 5 đến 6 trò chơi cho khách của mình, để họ có thể đến chơi một chút", ông Nguyen nói. 

Tại thành phố Westminster, nơi chưa bị cấm khách đến hàng cafe chơi game, sĩ quan cảnh sát Upstill cho biết ông mong thành phố sẽ thực hiện điều này để ngăn đánh bạc, nhưng hiện họ đang tập trung vào các "nhà đập tay". Cảnh sát đang xem xét ai là người cấp vốn cho các nhà này hoạt động.

Vắt óc tìm đầu ra cho con ruốc ở Bạc Liêu

Từ đầu tháng 7 cho đến nay ngư dân vùng biển tỉnh Bạc Liêu trúng đậm con ruốc. So với những năm trước đây, năm nay con ruốc xuất hiện nhiều hơn, trắng đẹp với giá khoảng 45.000 đến 50.000 đồng/kg nên cứ mỗi chuyến ra khơi ngư dân Bạc Liêu thu lãi bình quân từ 5 - 6 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Tuấn ( ngụ phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) cho biết, mấy ngày nay lượng ruốc rất nhiều, mỗi ghe khai thác được từ 3 - 4 tấn ruốc tươi, nhưng cũng có bữa ghe chỉ khai thác về từ 1 - 2 tấn ruốc, nên cuộc sống cũng đỡ hơn nhiều. Tuy nhiên, ruốc trúng mùa là giá ruốc lại giảm khoảng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg.

Một số ngư dân cho biết, do con ruốc của Bạc Liêu lâu nay chỉ xuất thô là chính, nên khó chủ động về thị trường tiêu thụ, các thương lái thường ép giá. Bênh cạnh đó, cả tỉnh Bạc Liêu hiện nay chỉ có vài doanh nghiệp thu mua ruốc tươi để chế biến như làm mắm ruốc như doanh nghiệp Tứ Hải (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), còn lại cách doanh nghiệp khác đều mua ruốc khô để xuất bán ở thị trường TP Hồ Chí Minh hoặc xuất sang thị Trung Quốc.

Mặc dù con ruốc được đánh giá là một trong những nguồn lợi thủy sản của tỉnh Bạc Liêu, nhưng hiện nay việc phơi con ruốc vẫn dựa vào điều kiện tự nhiên, chứ chưa có lò sấy, nên ngư dân phần lớn con ruốc sau khi khai thác đều được ngư dân phơi khô dọc tuyến đê biển từ phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu đến Gành Hào, huyện Đông Hải.

Hiện nay tỉnh Bạc Liêu chưa có đơn vị nào đứng ra giúp ngư dân nâng cao giá trị con ruốc. Trong khi đó, các tỉnh, thành khác lại mạnh dạn "nhập" con ruốc của Bạc Liêu để chế biến thành nhiều loại thức ăn như: ruốc sấy, ruốc tẩm gia vị để phục vụ các bữa cơm trong gia đình. Chỉ cần đóng gói hay cho vào hộp là giá trị con ruốc tăng lên gấp nhiều lần so với ruốc khô thông thường của Bạc Liêu.

Những sản phẩm chế biến từ con ruốc như thế đều có mặt trên thị trường, trong khi Bạc Liêu được xem là “mỏ ruốc” mà lại chưa làm được thì quả thật đáng tiếc cho con ruốc của Bạc Liêu.(Phapluaplus)

Người dân vùng cao A Lưới chặt bỏ cây cà phê

Từng được xem là cây trồng chủ lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên - Huế) xóa đói, giảm nghèo. Thế nhưng, từ ngày Nông trường A Lưới giải thể, giá cà phê giảm mạnh đã khiến người trồng cà phê ở đây rơi vào cảnh lao đao; nhiều hộ dân buộc phải chặt bỏ cây cà phê chuyển sang trồng loại cây khác.

Từ năm 1996, cây cà phê được đưa vào trồng thí điểm tại huyện A Lưới. Nhận thấy loại cây này thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và cho năng suất cao, chính quyền địa phương chủ trương mở rộng diện tích trồng cà phê để giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân. Hàng trăm hộ dân ở các xã: Nhâm, Hồng Thượng, Hồng Thái, Hồng Bắc… nỗ lực khai hoang, cải tạo đất để trồng loại cây có giá trị này.

Trước lợi ích kinh tế do cây cà phê mang lại, năm 2001, Nông trường A Lưới được thành lập với sự tham gia của hơn 700 hộ dân trên địa bàn huyện để mở rộng diện tích trồng cây cà phê lên đến 340ha. Theo đó, Công ty Vinacafe Quảng Trị (Quảng Trị) làm đầu mối cung cấp giống, phân bón và thu mua sản lượng cà phê sau khi thu hoạch. Tuy nhiên vào năm 2011, Công ty Vinacafe Quảng Trị tuyên bố phá sản do làm ăn thua lỗ nên ngừng thu mua cà phê từ Nông trường A Lưới.

Dẫn chúng tôi ra khu vườn cà phê rộng gần 1ha đã bị chặt bỏ hơn một nửa, ông Hồ Văn Liền ở thôn A Bung (xã Nhâm) bày tỏ sự thất vọng. Ông Liền cho hay, để có đất trồng cà phê, nhiều năm trước vợ chồng ông ra sức khai hoang khu đồi gần nhà sau đó nhận giống từ Công ty Vinacafe Quảng Trị để trồng. Sau 4 năm chăm sóc, trừ các khoản chi phí thì vợ chồng ông thu lợi 30 triệu đồng/vụ thu hoạch.

“Tuy nhiên từ đầu năm 2012 đến nay, vì công ty thu mua cà phê phá sản, trong khi giá cà phê thị trường mỗi ký chỉ còn khoảng 2.500 đến 3.000 đồng. Có thời điểm cà phê đến kỳ thu hoạch chín rục, nhưng vì giá thuê nhân công hái mỗi ngày 200.000 đồng nên đành phải bỏ. Vì thế, vợ chồng tôi quyết định chặt bớt diện tích cây cà phê để chuyển sang trồng sắn...”.

Ông Phạm Minh Cải, Chủ tịch UBND xã Nhâm cho biết, toàn xã có trên 500 hộ dân, với 2.228 khẩu, phần lớn là đồng bào dân tộc Tà Ôi, trước đây có đến 80% số hộ dân tham gia trồng cà phê. Tuy nhiên, vì Công ty Vinacafe Quảng Trị phá sản, Nông trường A Lưới giải thể đã đẩy người dân rơi vào cảnh khó khăn, đó là chưa kể đến các khoản “nợ xấu” từ ngân hàng của nhiều hộ dân. Trước tình thế đó, rất nhiều hộ dân đành chặt bỏ cây cà phê chuyển sang trồng các loại cây như chuối, sắn để có thu nhập. Trong 340ha cà phê được trồng trên địa bàn huyện thì đến nay người dân đã chặt bỏ chỉ còn 45ha cà phê.

Sau khi Công ty Vinacafe Quảng Trị tuyên bố phá sản, TAND tỉnh Quảng Trị đã có quyết định thành lập tổ quản lý, thanh lý vụ phá sản của công ty này. Theo đó, mức định giá của cơ quan chức năng đưa ra đối với 340ha diện tích cây cà phê ở Nông trường A Lưới là 35 tỷ đồng, nhà máy chế biến cà phê đầu tư tại xã Nhâm là 4,7 tỷ đồng.

Toàn bộ diện tích đất do hơn 700 hộ dân ở các xã Nhâm, Hồng Thái, Hồng Bắc... góp vào quỹ đất trồng cây cà phê trước đó đều bị “kê biên” chờ thanh lý. Sau đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có quyết định, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào muốn thanh lý, đấu giá diện tích đất cà phê của Nông trường A Lưới phải hỗ trợ cho người dân 35 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên vì nhiều lý do nên đến nay hàng trăm héc-ta đất cà phê vẫn chưa thể thanh lý, cây cà phê bị bỏ hoang trong khi người dân lại thiếu đất sản xuất. Trước thực trạng “tiến thoái lưỡng nan” đối với cây cà phê, UBND huyện A Lưới đã thành lập Ban quản lý diện tích cà phê của Nông trường cà phê A Lưới và cho các hộ dân tạm ứng 130 tấn phân bón, đồng thời lên phương án hỗ trợ 40% giá trị vườn cây đối với hộ nghèo, 30% đối với hộ cận nghèo và 20% đối với các hộ dân còn lại... để người dân mua lại đất, vườn cây của nông trường này.

Tuy nhiên qua trao đổi, ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: Chính quyền huyện A Lưới đã kiến nghị lên UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cần có biện pháp giải quyết dứt điểm sự việc này để hàng trăm hộ dân trồng cà phê sớm ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất...(CAND)

Ninh Thuận: Giá cừu tăng mạnh

Giá cừu thịt ở tỉnh Ninh Thuận bất ngờ tăng trở lại sau hơn 2 năm bị chững lại.

Theo khảo sát của phóng viên, loại cừu 20-25 kg/con giá 72.000 - 75.000 đồng/kg; loại từ 17 đến dưới 20 kg/con 70.000 đồng/kg. So với trước đây, giá cừu hiện nay tăng khoảng 22.000 - 25.000 đồng/kg.

Theo các thương lái ở Ninh Thuận, vài tháng qua, nhiều vùng nông thôn, miền núi ở đây có mưa nên đồng cỏ mọc tốt, tạo nguồn thức ăn cho đàn cừu phát triển. Hơn nữa, thị trường phía Nam đang hút thịt cừu là nguyên nhân gia súc này tăng giá.

Người nuôi cừu ở Ninh Thuận cho biết nếu giá này ổn định trong khoảng một năm thì họ có thể thu hồi phần thua lỗ do cừu chết, suy kiệt vì nắng hạn vừa qua.

Xe máy sẽ phải kiểm định khí thải với mức phí 100.000-150.000 đồng

Các đại lý được ủy quyền chính thức của các công ty sản xuất, lắp ráp là lực lượng chính tham gia thực hiện kiểm tra khí thải xe máy.

Dự thảo về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe mô tô, xe máy của Bộ GTVT sẽ được thực hiện trước mắt tại năm TP lớn với mức phí kiểm định khí thải khoảng 100.000-150.000 đồng/lần/xe/hai năm.

Sau đó, căn cứ vào tình hình thực tế, các địa phương khác chủ động công bố lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe máy tham gia giao thông tại địa phương mình.

Các đại lý được ủy quyền chính thức của các công ty sản xuất, lắp ráp là lực lượng chính tham gia thực hiện kiểm tra khí thải xe máy. Theo thống kê hiện nay, chỉ tính riêng năm nhà sản xuất xe máy lớn là Honda, Yamaha, SYM, Piaggio và Suzuki đã có hệ thống lên đến 1.526 đại lý trên cả nước; riêng tại năm TP Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ là 529 đại lý sẽ đủ kiểm định khí thải cho 8,7 triệu xe máy vào năm 2022.

Trước mắt, dự thảo đưa ra từ nay đến năm 2020 sẽ triển khai kiểm tra khí thải xe máy có dung tích xylanh động cơ từ 175 cm3trở lên tại năm TP lớn là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Năm 2020-2022 và các năm sau tập trung triển khai đồng loạt kiểm tra khí thải xe máy tại các TP trực thuộc trung ương theo lộ trình.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục