Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển doanh nghiệp sau khủng hoảng

Với những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế trong những tháng gần đây, chuẩn bị cho giai đoạn hậu khủng hoảng là cần thiết với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sau khi nền kinh tế hồi phục.

Giá vàng và sức khỏe của nền kinh tế

Ngày 17-3-2008 giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại là 1.030,80 đô la Mỹ/ounce đối với vàng giao ngay và 1.033,90 đô la/ounce đối với vàng kỳ hạn. Nhưng sau đó giá vàng bắt đầu đi xuống bất chấp khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng và hàng loạt quốc gia rơi vào suy thoái.

Thị trường không cần nước mắt: Thấp không hẳn là lợi thế

Những số liệu từ Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, tính đến ngày 30-5-2009 số lao động nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam khoảng 75.000 người, riêng TP Hồ Chí Minh có tới 50.000. Tuy nhiên, theo Bộ LĐ-TB&XH, chỉ có 37,9% trong tổng số lao động được cấp phép.

Moody's: Suy thoái kinh tế thế giới đến hồi kết

Trong báo cáo công bố mới đây của chi nhánh nghiên cứu Moody's Economy.com thuộc Moody's Corporation, nhà kinh tế cao cấp Tu Packard cho biết các chỉ dấu hàng đầu cho thấy cuộc suy thoái toàn cầu sắp kết thúc và kinh tế thế giới đang trên đường hướng tới một sự hồi phục.

"Suy thoái nam giới" - Câu chuyện buồn thời đại

Tờ "Newsweek" đặt câu hỏi: “Có đúng là cuộc suy thoái kinh tế hiện nay mang gương mặt đàn ông?”. Và câu trả lời là đúng. Bắt đầu từ năm 2009, báo chí đã sử dụng thuật ngữ “mancession” (suy thoái nam giới) để chỉ hiện tượng này.

Cần hai năm để kinh tế thế giới hồi phục hoàn toàn

Giáo sư kinh tế trường Đại học Prince (Mỹ), Paul Krugman, cho rằng, kinh tế thế giới cần ít nhất hai năm nữa để hồi phục hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Theo ông, ngay cả khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có tăng trưởng, thì tỷ lệ việc làm cũng vẫn ở mức thấp.

Paul Krugman: “Thế giới đã tránh được đại suy thoái”

Theo AFP, trong bài phát biểu tại một diễn đàn kinh doanh quốc tế tại Kuala Lumpur mới đây, nhà kinh tế đoạt giải Nôben năm 2008 Paul Krugman, Giáo sư kinh tế của trường Đại học Princeton (Mỹ), cho rằng thế giới đã tránh được cuộc Đại suy thoái lần thứ hai.

Chạy đua phát triển nền kinh tế tri thức - Kỳ 1: “Những thành phố Thế kỷ mới”

Để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp tri thức, trong đó ưu tiên xây dựng các công viên khoa học tiện nghi và rộng lớn. Từ châu Á, châu Âu đến Mỹ La-tinh, các “thánh địa công nghệ cao” đang mọc lên khắp nơi với qui mô lớn như thể không bị ảnh hưởng bởi cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu.

Chạy đua phát triển nền kinh tế tri thức - Kỳ 2: "Cụm của các cụm" công viên khoa học Tây Ban Nha

Dự án tái đô thị hóa quận Poblenou ở thành phố Barcelona (gọi tắt là 22@Barcelona) tuy chưa hoàn thành nhưng đã thu hút được hơn 1.440 công ty thuộc các lĩnh vực "công nghiệp tri thức", chẳng hạn như công nghệ thông tin và thiết kế.

Chạy đua phát triển nền kinh tế tri thức - Kỳ 3: Trung tâm “chất xám” tương lai của Singapore

Singapore đang đầu tư khoảng 10 tỉ USD xây dựng siêu công trình kiến trúc One North, mái nhà chung của những công viên khoa học với nhiều “phòng thí nghiệm sống” phục vụ các lĩnh vực: công nghệ sinh học, truyền thông tương tác, vật liệu mới và dịch vụ y tế.

Chạy đua phát triển nền kinh tế tri thức - Kỳ 4: Thành phố tri thức quốc tế ở Mexico

Trong nỗ lực chuyển đổi ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa sang “sản xuất tri thức”, Mexico đang nâng cấp trung tâm công nghiệp nặng Monterrey thành “thành phố tri thức quốc tế” với nhiều khu nghiên cứu và phát triển (R&D) hiện đại.

Chạy đua phát triển nền kinh tế tri thức - Kỳ 5: Thành phố truyền thông số ở Seoul

Nằm cách trung tâm Thủ đô Seoul khoảng 7 km về hướng Tây Bắc, Thành phố truyền thông số (Digital Media City - DMC) được Hàn Quốc kỳ vọng sẽ trở thành khu phức hợp đẳng cấp thế giới đầu tiên về công nghệ số kỹ thuật cao.