tin kinh te
 
 
rss - tinkinhte.com

Từ nay đến 2033, ASEAN sẽ có thêm các cảng biển, sân bay và đường cao tốc nào?

Lĩnh vực bất động sản và logistics sẽ được hưởng lợi nhiều từ việc tăng cường giao thương kết nối trong nội bộ lãnh thổ mỗi quốc gia ASEAN và giữa các quốc gia với nhau nhờ các khoản đầu tư lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng trong ngắn hạn và trung hạn.

Đây là nội dung đáng chú ý trong trong báo cáo về Kết nối các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở các hạng mục cơ sở hạ tầng, hội nhập, và tăng trưởng của thị trường bất động sản do CBRE vừa công bố.

Báo cáo của CBRE nêu bật các dự án trọng điểm tại các quốc gia và giữa các quốc gia với nhau, đồng thời đánh giá sự tác động của việc kết nối giữa các quốc gia trong khu vực đến các ngành công nghiệp và bất động sản.

Theo CBRE, đặt Việt Nam trong bối cảnh khu vực giúp đánh giá rõ những tác động tiềm tàng của việc thay đổi động lực phát triển kinh tế trong khu vực.

Hiện tại, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm 5,7% GDP. Tuy nhiên, đầu tư cơ sở hạ tầng ở ASEAN vẫn thiếu sự tham gia của nguồn vốn tư nhân, điều này đang là một thách thức trong khu vực. Theo ADB, hơn 90% vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của châu Á đến từ khu vực công.

(1) Đường cao tốc có thu phí từ Phnom Penh đến Tp.HCM: 167 km đường cao tốc có thu phí so với 232km như trước đây, giảm thời gian đi lại từ 6h xuống còn 2,3-3h.

(2) Cao tốc Phnom Pênh – Shihanoukville: Mở rộng hai làn xe hiện tại thành đường cao tốc 4 làn xe dài 190km và rộng 25m. Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao giữa tập đoàn nhà nước Đường bộ và Cầu đường Trung Quốc (CRBC) và Bộ giao thông vận tải.

(3) Đường sắt liên kết giữa sân bay quốc tế Phnom Penh và Khu kinh tế đặc biệt Phnom Penh (PPSEZ): Khởi công vào tháng 3/2017, giảm tắc nghẽn giao thông trong thành phố, tạo điều kiện cho người lao động di chuyển đến PPSEZ và hàng hóa từ sân bay và PPSEZ đến các cảng biển.

(4) Sân bay quốc tế Kertajati: Tổng diện tích 1.800 ha, sức chứa 18 triệu hành khách mỗi năm sau khi hoàn thành

(5) Cảng biển Kalibaru: Mở rộng từ cảng biển lớn nhất Indonesia, cảng Tanjung Prick, tổng sức chứa 11,5 triệu TEU mỗi năm sau khi hoàn thành, tăng 7 triệu so với hiện tại

(6) Cảng biển Patimban: Dự kiến đẩy mạnh xuất khẩu ô tô của Indonesia nhờ rút ngắn khoảng cách gần với các nhà sản xuất ô tô trong khu công nghiệp Karawang và Bekasi ở Tây Java. Sức chứa 1,5 triệu TEU vào năm 2019 và đến 7,5 triệu TEU vào năm 2027

(7) Tuyến đường sắt biển phía Đông (ECRL): dài khoảng 600km, đóng vai trò cầu nối giữa cảng Klang và cảng Kuantan, giảm thời gian vận chuyển hàng hóa giữa cảng Klang và cảng Thẩm Quyến, Trung Quốc từ 165 giờ xuống còn 30h

(8) Tàu điện ngầm qua thung lũng Klang: Tổng chiều dài 51km (tuyến SBK( và 52,2km (tuyến SSP), giai đoạn 1 của tuyến SBK đi vào hoạt động vào tháng 12 năm 2016 và giai đoạn 2 dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2017. Tuyến SSP vẫn đang giai đoạn thi công. Dự án này giúp giảm thời gian di chuyển từ Kota Damansara đến rung tâm Bukit Bintang từ 77 phút xuống còn 33 phút

(9) Tàu cao tốc Kuala Lumpur-Singapore: Tổng chiều dài 350km với 7 trạm ở Malaysia và 1 ở Singapore, giảm thời gian đi lại từ 4 giờ còn 90 phút bằng đường sắt

(10) Đường cao tốc Cavite-Laguna: Tổng chiều dài 44,2km, bắt đầu tư Cavitex, Kawit, Cavite và kết thúc tại Slex-Mamplasan Interchange tại Binan Laguna, giảm thời gian đi lại từ Cavitex đến Slex khoảng 45 phút

(11) Mở rộng tuyến tàu điện số 1 ở Cavite: Tổng chiều dài 11,7km, giảm thời gian di chuyển từ Metro Manila đến Bacoor, Cavite từ 2h xuống còn 40 phút, sức chứa 800.000 hành khách/ngày

(12) Tuyến đường sắt Bắc Nam: Tổng chiều dài 653km bao gồm tuyến đi lại, tuyến đường dài và các tuyến mở rộng nối Manila, Laguna, Legazpi đến Matnog

(13) Tàu điện ngầm (Singapore): Những tuyến mới xuyên quốc gia, tuyến Jurong và tuyến Thomson East Coast, mở rộng tuyến Circle, tuyến North East và tuyến trung tâm. Đến năm 2030 mạng lưới tàu điện ngầm được mở rộng khoảng 360km

(14) Sân bay Changi cổng số 5: Tổng sức chứa tăng từ 66 triệu lên 135 triệu hành khách mỗi năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2020.

(15) Cảng Tuas Mega: Củng cố các cảng hiện có ở Tanjong Pagar và Pasir Panjang, bổ sung sức chứa 20 triệu TEU mỗi năm, sức chứa cuối cùng khoảng 65 triệu TEU, hoặc tăng gấp đôi số lượng so với năm 2014

(16) Phát triển và mở rộng hệ thống tàu điện của Bangkok: thêm 271,4 km, tăng gấp đôi số người tham gia ước tính từ 1 triệu người mỗi ngày trong năm 2015 lên 2,3 triệu người mỗi ngày vào năm 2025

(17) Phát triển các tuyến đường sắt song hành: Tổng chiều dài 668km, bao gồm 5 chuyến

(18) Hình thành hành lang kinh tế phía Đông (EEC): Một cụm ngành công nghệ cao tập trung vào các ngành công nghiệp cho tương lai như robot, được thiết kế để trở thành trung tâm vận tải thủy ASEAN, kết nối cảng biển sâu Dawei (Myanmar), Shihanoukville (Campuchia) và Vũng Tàu (Việt Nam), dự kiến hoàn thành sau năm 2027.

(19) Đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng: Tổng chiều dài 20km, giảm khoảng cách di chuyển giữa Hạ Long và Hải Phòng từ 60km xuống 20km

(20) Cầu Bạch Đằng: Giảm khoảng cách giữa Hà Nội và Hạ Long 50km, giữa Hạ Long và Hải Phòng 25km, giảm thời gian di chuyển giữa Hạ Long và Hải Phòng hơn 20 phút

(21) Sân bay quốc tế Vân Đồn: Sức chứa 2 triệu hành khách/năm và 5 triệu hành khách sau năm 2020

(22) Quốc lộ 4B và cầu Vân Tiên: Trải dài qua khu kinh tế Vân Đồn, 1,5km cầu Vân Tiên nối khu kinh tế Vân Đồn và huyện Tiên Yên, nâng cao khả năng tiếp cận từ khu kinh tế đến các huyện phía đông Quảng Ninh và biên giới với TQ

(23) Tuyến Metro tại Hà Nội (5 tuyến): Tuyến 2A (Cát Linh – Hà Đông) khởi công năm 2011 và dự kiến khai trương vào năm 2016 nhưng bị trì hoãn, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2018

(24) Tuyến Metro tại HCM (8 tuyến): Tuyến số 1 dài 19,7km dự kiến khai trương vào năm 2020, tuyến số 2 dài 48km đang thực hiện theo 3 giai đoạn với giai đoạn 1 dự kiến bàn giao vào năm 2017.

 

 

Duy Khánh
Theo NDH.vn

Tin bài cùng thể loại

Giải mã 2,6 triệu tỉ đồng nợ công Việt Nam

Xuất khẩu cà phê về đích sớm