Kinh tế Trung Quốc khó cứu lắm!
(Tin Kinh Te)
Trong 30 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức trung bình 10%/năm, giúp 500 triệu người dân thoát nghèo. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang cho thấy sự giảm tốc trong tăng trưởng khi các nhà lãnh đạo nước này chuyển đổi mô hình kinh tế.
Trung Quốc khó khăn trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng
Tốc độ tăng tưởng GDP mục tiêu (đường màu xanh) và thực tế (đường màu tím) của Trung Quốc từ năm 1990 đến nay
Mặc dù tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung quốc vẫn thuộc mức ấn tượng nếu so với mức trung bình toàn cầu, nhưng vẫn chưa thể đạt mục tiêu của chính phủ nước này trong những năm gần đây. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn tăng trưởng “sạch” hơn với tốc độ tăng trưởng nợ giảm, kết thúc tham nhũng, lãng phí và ô nhiễm.
Một vài khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của sự giảm tốc tăng trưởng
Kinh tế chuyển hướng sang ngành dịch vụ
Sự tăng trưởng kì diệu trước đây của Trung Quốc có được là nhờ lao động giá rẻ, những nhà máy lớn và những tòa nhà liên tiếp mọc lên. Theo thời gian, mọi thứ thay đổi. Tỷ trọng ngành dịch vụ hiện nay đã chiếm hơn 50% GDP Trung Quốc. Các chuyên gia pha chế, thợ cắt tóc và người trông trẻ trở thành động lực mới cho sự tăng trưởng kinh tế.
Các thị trường đang gặp khó khăn
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết một vai trò lớn hơn cho các lực lượng thị trường. Tuy nhiên, mọi thứ dường như không được suôn sẻ. Các thị trường chứng khoán đã xì hơi giữa năm 2015, quét sạch 5 tỷ USD và đồng Nhân dân tệ buộc phải phá giá mạnh bất chấp phản ứng từ thị trường thế giới.
Nguy cơ “già trước khi giàu”
Dân số tại Trung Quốc đang tập trung nhiều ở thành thị và có đời sống cao hơn, nhưng độ tuổi trung bình cũng đã tăng lên. Sự năng động của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới liệu sẽ mất đi giống như Nhật Bản hay những người về hưu sẽ dùng tiền tiết kiệm để chi tiêu mạnh hơn, giúp nền kinh tế Trung Quốc tái cân bằng?
Vốn thoái mạnh bởi đồng Nhân dân tệ yếu
Trong những năm tăng trưởng mạnh mẽ, nền kinh tế Trung Quốc đã thu hút rất nhiều khoản đầu tư toàn cầu. Kết quả là Trung Quốc trở thành quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Giờ đây, khi đồng Nhân dân tệ yếu đi, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đang dốc hết ví của mình nhằm ổn định lại đồng tiền và bù đắp lượng vốn khổng lồ đang thoái khỏi thị trường nước này.
Thạch Thảo
Theo Bloomberg/Người Đồng Hành